Đau mỏi vai gáy là vấn đề nhiều người gặp phải, đặc biệt là nhân viên văn phòng, người lớn tuổi, người có bệnh lý… Bạn muốn tìm những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản và hiệu quả? Hãy tham khảo ngay một vài mẹo chữa trị mà không cần dùng thuốc dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là đau vai gáy?
Đau vai gáy là tình trạng vùng cơ ở vai gáy bị co cứng, đau nhức. Người bị đau vai gáy thường bị hạn chế khi vận động quay cổ hoặc đầu, gây khó chịu. Tình trạng này thường biểu hiện rõ vào thời điểm buổi sáng (sau khi ngủ dậy).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tất cả đều có chung một biểu hiện là đau nhức vùng vai gáy. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ ở vùng cổ, gáy, không thể quay đầu thoải mái mà chỉ nghiêng sang trái hoặc phải.
Để khắc phục tình trạng đau vai gáy, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc. Trường hợp bạn không muốn lạm dụng uống thuốc thì có thể lựa chọn những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản.
2. Vì sao lại đau vai gáy thường xuyên?
Đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào độ tuổi, thói quen sinh hoạt… Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau vai gáy thường xuyên:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa đốt sống cổ, lưng.
- Dây thần kinh bị chèn ép.
- Làm việc nặng, quá sức, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Tư thế ngồi làm việc hoặc ngủ không đúng cách.
- Duy trì thói quen sinh hoạt xấu như chế độ ăn uống thiếu hợp lý, không tập thể dụng, vận động…
- Tập luyện thể thao ở cường độ cao, quá sức.
Đau vai gáy thường xuyên và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn bị đau vai gáy thường xuyên do có bệnh lý, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chữa trị.
Nếu bạn bị đau do thói quen sinh hoạt, tư thế ngồi hay tập luyện quá mức thì có thể tự điều chỉnh. Bên cạnh đó là áp dụng thêm các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản để giúp giảm đau nhanh chóng.
3. Những đối tượng nào thường bị đau?
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp tình trạng đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên sẽ có những đối tượng có nguy cơ cao và những đối tượng có nguy cơ thấp. Những đối tượng có nguy cơ bị đau vai gáy như:
- Người ngồi làm việc lâu trong văn phòng, ngồi lái xe đường dài, người thường xuyên ngủ hoặc ngồi sai tư thế…
- Người có bệnh lý về thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh…
- Những người thường xuyên gặp các chấn thương, tập luyện thể thao.
- Những người dễ ảnh hưởng do thời tiết hoặc bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy.
- Những người ở độ tuổi từ trung niên trở lên thường dễ bị đau vai gáy nhất.
4. Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả
Tình trạng đau vai gáy sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả công việc. Nếu bạn không muốn uống thuốc giảm đau thì có thể áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà dưới đây:
4.1. Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà bằng cách chườm lạnh
Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau, giảm sưng cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần bỏ một ít viên đá lạnh vào túi chườm rồi đặt lên vị trí đau. Với phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện tối đa 20 phút và lặp lại 2 – 3 lần trong ngày.
Lưu ý:
- Không nên đặt túi chườm trên bề mặt da quá lâu, như vậy sẽ gây ra bỏng lạnh hoặc tê buốt da. Nên ngắt quãng thời gian chườm để da được thư giãn.
- Nếu gặp các vấn đề về hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường… không nên chườm lạnh quá lâu; chỉ nên chườm khoảng từ 5 – 10 phút.
4.2. Chườm nóng chữa đau vai gáy tại nhà
Phương pháp này sẽ có tác dụng giảm căng cơ, giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện của phương pháp này cũng khá đơn giản, chỉ cần cho một ít nước ấm từ 50 – 60 độ C vào túi chườm; sau đó áp trực tiếp lên vùng bị đau vai gáy.
Thời gian thực hiện phương pháp này là khoảng 20 phút, nên thực hiện mỗi ngày để hiệu quả hơn. Có thể kết hợp thực hiện chườm nóng với một số nguyên liệu như gừng, ngải cứu, lá lốt…để tăng tính hiệu quả.
4.3. Massage, xoa bóp vùng vai gáy
Massage, xoa bóp vùng vai gáy bị đau là một trong những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả. Phương pháp này góp phần giảm các cơn đau nhức khó chịu, thư giãn gân cốt. Bạn có thể kết hợp cùng một vài loại tinh dầu hoặc thuốc xoa bóp khi massage giúp giảm đau tốt hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Thoa 1 ít tinh dầu hoặc thuốc xoa bóp lên vùng vai gáy bị đau.
- Dùng 2 tay massage nhẹ, xoa bóp, day và lăn theo đường tròn từ gáy xuống 2 vai.
- Dùng các ngón tay vừa bóp vừa kéo thịt ra ở vùng cơ hai bên vai. Bạn có thể thực hiện kết hợp với tẩm quất để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Thực hiện động tác lặp lại từ 3 – 5 lần, mỗi ngày.
4.4. Thực hiện các bài tập giãn cơ vùng vai gáy
Cơ bị căng hay co cứng chính là biểu hiện của đau vai gáy. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một vài bài tập giãn cơ giúp nới lỏng các cơ bị căng ở vùng cổ.
- Bài tập 1: Ngồi thư giãn trên sàn, giữ thẳng lưng và vai. Sau đó đặt bàn tay trên đỉnh đầu, nhẹ nhàng kéo đầu sang bên phải. Giữ nguyên vị trí trong khoảng 30 – 40 giây, rồi từ từ ngẩng đầu về vị trí ban đầu.
- Bài tập 2: Ngồi thẳng lưng, đưa tay phải ra phía sau lưng và dùng tay trái nắm lấy cổ tay. Sau đó kéo nhẹ tay phải sang bên trái, nghiêng tai trái về phía vai trái. Nên giữ khoảng 20 giây rồi làm ngược lại với tay trái.
- Bài tập 3: Đứng hai chân rộng bằng vai, sau đó bắt chéo tay trái qua phía trước ngực. Sử dụng tay phải để kéo cánh tay trái ngay trên khuỷu tay và giữ trong khoảng 30 giây.
- Bài tập 4: Đứng thẳng người, đưa 2 tay chắp sau lưng. Sau đó nâng 2 cánh tay lên cho đến khi bạn thấy căng, hãy giữ trong 30 – 40 giây và lặp lại 3 lần. Nên thực hiện mỗi ngày để thư giãn phần cơ trên vùng vai gáy.
4.5. Nghỉ ngơi, thư giãn
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau vai gáy. Do đó bạn nên tạm dừng công việc để dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể để vùng cơ bị căng được giãn ra.
Có thể kết hợp với các bài tập yoga, thiền hoặc đi du lịch – nghỉ dưỡng… để giải tỏa căng thẳng, giảm đau vai gáy. Mặt khác, nên thường xuyên tập thể dục hoặc chơi một bộ môn thể thao để thư giãn gân cốt.
4.6. Thay đổi tư thế ngủ
Một trong những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả mà bạn nên thực hiện là thay đổi tư thế ngủ. Bạn có thể điều chỉnh tư thế ngủ đúng cách như sau:
- Ngủ với tư thế nằm ngửa, có thể không sử dụng gối để giúp giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả.
- Ngủ với tư thế nằm nghiêng nhưng phải lựa chọn gối có độ đàn hồi vừa phải, không quá mềm cũng không quá cao.
- Lựa chọn một tấm nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh chọn nệm quá mềm gây ảnh hưởng đến vai gáy.
- Có thể thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc ngồi thả lỏng cơ thể.
4.7. Thay đổi tư thế ngồi
Một trong những mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản, hiệu quả chính là thay đổi tư thế ngồi. Khi bị đau vai gáy, bạn cần tìm hiểu rõ có phải do ngồi sai tư thế hay không. Nếu biết bị đau do ngồi sai tư thế mà không điều chỉnh, lâu dần sẽ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn. Hãy thực hiện một vài giải pháp hữu ích dưới đây:
- Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái nhất, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông.
- Hai tay đặt lên bàn để giảm áp lực đè nén lên cột sống, cơ và khớp vùng vai gáy.
- Ngồi thẳng lưng, tránh ngồi nghiêng hoặc xiêu vẹo sang một bên.
Tự thực hiện các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà không chỉ giúp giảm đau tức thời. Nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn chữa đau vai gáy hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Với những trường hợp đau vai gáy do bệnh lý hoặc chấn thương; chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn. Bạn cũng có thể kết hợp uống thuốc cùng với các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà.
Bài viết liên quan: