Hiện nay, ngày càng có nhiều trường hợp bị ong đốt nhưng không được chữa tức thời gây ra hậu quả xấu. Nhiều người nghĩ rằng ong đốt không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu như bị ong đốt ở những nơi như đầu, cổ hay vùng da nhạy cảm thì rất có thể rất nguy hiểm đến sức khỏe. Nhiều người vẫn chưa biết cách để chữa ong đốt sao cho hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi đưa đến cho bạn mẹo chữa ong đốt vừa đơn giản, hiệu quả lại an toàn. Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu nhé!
Mục lục
Ong đốt có nguy hiểm không?
Khi bị ong đốt, nọc độc của ong tích tụ trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm độc và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Khi bị ong đốt, nạn nhân sẽ có cảm giác đau buốt và phù nề ở vị trí bị đốt. Sau một thời gian, vết đốt sẽ chuyển sang tím đen và vùng da quanh đó cũng bị sưng lên. Nếu bị đốt ở những vùng quan trọng như đầu hay cổ thì vết đốt có thể nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng sẽ tăng lên hoặc giảm đi trong khoảng từ 24 đến 48 giờ sau khi bị đốt.
Nếu như nạn nhân có các biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê,… thì lúc này nạn nhân đang rơi vào tình trạng nguy kịch cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra, nọc độc của ong có thể gây ra các tình trạng tổn thương như tiêu cơ hay hoại tử cơ vân. Triệu chứng này sẽ xuất hiện từ sau 2 đến 3 ngày. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, kén ăn, nôn hay thậm chí là suy gan, suy thận. Nhiều loài ong thường rất nguy hiểm, chúng có thể tấn công tập thể làm cho nhiều người bị thương cùng lúc. Các loại ong hay đốt người ở nước ta như ong vò vẽ, ong vàng, ong mật, ong bắp cày,… Xác định được loại ong cắn mình cũng sẽ giúp tăng hiệu quả khi chữa trị.
Cách sơ cứu khi vừa bị ong đốt?
Nếu như không may bị ong đốt, bạn cần bình tĩnh và sơ cứu theo các bước sau đây:
- Khi bị ong đốt, bạn cần bình tĩnh và chạy xa ra khỏi khu vực bị ong đốt. Không nên dùng nhánh cây hoặc áo quần để xua đuổi, vì loài ong rất hiếu chiến, càng xua đuổi thì chúng sẽ càng tấn công.
- Tiếp theo, nạn nhân cần nhanh chóng lấy vòi chích và túi nọc của ông ở trên vùng bị đốt ra. Vì khi ong đốt sẽ để lại vòi chích và túi nọc. Chỉ nên dùng nhíp hoặc khều nhẹ để lấy ra, tránh nặn vì cách này sẽ làm cho nọc độc lây lan ra các vùng khác.
- Rửa sạch vùng bị đốt bằng nước ấm và xà phòng sát khuẩn
- Có thể bôi thuốc mỡ hoặc thuốc giảm đau chống viêm có chứa các thành phần lành tính
- Uống nước nhiều để có thể loại bỏ bớt độc tố
- Chườm đá lạnh lên vị trí bị đốt sẽ giúp giảm sưng tấy
- Theo dõi tình trạng nạn nhân thường xuyên để tránh chuyển biến nặng
Lưu ý: Nếu bệnh nhân mắc một trong số các tình trạng dưới đây thì nên ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị kịp thời:
- Bị đốt ở nhiều vị trí quan trọng như đầu, cổ hay mặt.
- Một số loại ong có thể rất độc nên cần xác định được loại ong đã cắn mình.
- Khi có các dấu hiệu khó thở, nhức mỏi, buồn nôn,… cần đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám.
Các mẹo chữa ong đốt tại nhà an toàn, hiệu quả nhất
Khi bị ong đốt, cần phải xử lý vết thương một cách kịp thời. Dưới đây là 10 mẹo chữa ong đốt tại nhà bạn có thể áp dụng nếu bị ong đốt.
Dùng đá lạnh
Khi bị ong đốt, việc chườm đá lạnh lên vùng bị đốt sẽ làm giảm sưng tấy, giúp làm tê liệt vùng máu tại vùng này. Chườm đá còn giúp cho nọc độc hạn chế di chuyển qua các vùng khác. Đây là mẹo chữa ong đốt nhanh và tức thời nhất.
Cách làm cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần cho 2-3 cục đá vào khăn mỏng rồi chườm lên vết thương từ 10 đến 15 phút.
Dùng tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương sẽ giúp làm dịu vết đốt và giảm sưng tấy hiệu quả. Chỉ cần nhỏ từ 1 – 2 giọt tinh dầu lên vùng bị đốt rồi xoa đều, vết thương sẽ dịu đi nhanh chóng.
Dùng đu đủ
Đu đủ ngoài công dụng là một loại trái cây thơm ngon thì chúng còn vô cùng hiệu quả trong việc chữa ong đốt. Enzym ở trong đu đủ sẽ giúp kháng viêm và làm lành nhanh chóng vết thương.
Sau đó, lấy lát đu đủ này chà nhẹ lên vết thương cho đến khi không còn đau nữa.
Dùng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có thành phần giúp làm trung hòa nọc độc của ông, nên dùng kem đánh răng là mẹo chưa ong đốt được nhiều người sử dụng. Tuy vậy, chỉ nên dùng kem đánh răng trắng. Dùng một lượng vừa đủ kem đánh răng bôi lên vết cắn. Chờ khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước. Có thể bôi lại nếu tình trạng vết cắn chưa đỡ.
Dùng lá bạc hà
Trong dân gian, người ta thường hay sử dụng bạc hà để chữa ong đốt vì chúng có khả năng khử trùng vết cắn, kháng viêm, kháng sưng hiệu quả.
Bạn có thể giã lá bạc hà tươi rồi lấy tinh dầu bôi lên vết cắn. Đến khi khô lại thì rửa bằng nước sạch. Hoặc có thể dùng tinh dầu bạc hà để thay thế. Bôi lên vết đốt khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dùng Baking Soda
Baking Soda giúp làm trung hòa lượng axit có trong nọc độc của ong. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng, giảm viêm và tránh gây ngứa ở vết đốt. Trộn bột Baking Soda chung với nước hoặc giấm tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vùng bị cắn. Khoảng sau 5 – 10 phút bột khô rồi thì rửa sạch lại với nước.
Dùng mật ong
Ngoài dùng để làm thức ăn, làm đẹp thì mật ong cũng có thể dùng để làm mẹo dân gian chữa ong đốt. Mật ong làm loãng lượng nọc độc, giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa nhẹ lên vết cắn. Chờ khoảng 10 rồi rửa sạch với nước. Lặp lại điều này cho đến khi vết cắn đỡ đau, đỡ sưng.
Dùng nha đam
Nha đam rất hiệu quả trong việc làm dịu da, giảm sưng, chống viêm do bị ong đốt. Nên việc sử dụng nha đam làm mẹo dân gian chữa ong đốt là cách làm rất hiệu quả.
Dùng lá nha đam to, cạo sạch vỏ, cắt lát nha đam rồi đắp lên vết thương. Chờ miếng nha đam này khô thì thay miếng khác và lặp lại đến khi vết thương không ngứa không đau.
Dùng dấm táo
Dấm táo sẽ làm trung hòa lượng axit có trong nọc độc của ong, giúp làm giảm sưng và viêm do ong cắn. Dùng một cục bông y tế, ngâm vào trong dấm táo cho bông ngấm rồi đặt bông này lên vết thương cho đến khi bông khô nước và tiếp tục lặp lại hành đồng này đến khi các triệu chứng suy giảm.
Dùng hành tím
Hành tím không chỉ dùng để nấu ăn mà còn dùng để làm mẹo dân gian chữa ong đốt loại bỏ đi nọc độc của ong. Cắt lát nhỏ hành tím rồi đắp lên chỗ bị ong đốt khoảng 10 phút thì thay miếng khác.
Dùng lá chuối
Lá chuối là nguyên liệu dễ tìm và hiệu quả mỗi khi bị ong đốt. Lấy một lượng lá chuối vừa đủ, nhai hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương.
Dùng bùn
Đây là cách làm không mấy phổ biến nhưng nó sẽ giúp miệng vết thương bị tê liệt và giảm sưng, giảm đau từ tư. Trộn đất chung với nước để tạo thành bùn. Sau đó đắp lên vết thương để chờ nó khô lại rồi rửa sạch bằng nước.
Dùng thuốc
Ngoài những mẹo dân gian chữa ong đốt trên, bệnh nhân còn có thể dùng thuốc để giảm sưng, giảm viêm và làm mất nọc độc của ong.
Có hai dạng thuốc có thể sử dụng là dụng uống và dạng bôi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng để dùng thuốc khác nhau. Với những loại thuốc kháng sinh thì cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn và thành phần để tránh bị dị ứng hay sốc thuốc.
Làm cách nào để phòng tránh bị ong đốt
Bị ong đốt sẽ rất khó chịu và còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây để tránh bị đốt:
- Không nên đi vào nơi có tổ ong, chọc phá tổ ong
- Nếu vô tình gặp ong thì cần dùng tay bịt mũi và miệng, rồi cúi thấp người di chuyển nhanh ra khỏi đó. Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng như nhánh cây, áo quần để xua đuổi chúng
- Ong sợ khói và lửa nên bạn có thể dùng chúng để đuổi ong
- Nếu phải đi vào rừng có nguy cơ gặp ong thì cần trang bị các dụng cụ bảo hộ như áo, quần, gang tay, ủng. Không nên mang áo quần sặc sỡ, xịt nước hoa để tránh bị ong chú ý.
- Làm vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực sống để tránh bị các loại ong trú ngụ
Lời kết
Ong đốt nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nạn nhân. Trên đây là các mẹo chữa ong đốt tại nhà do Quang Minh chia sẻ. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để xử lý tình huống trong trường hợp bị ong đốt một cách tốt nhất.
Bài viết liên quan: