Hiện nay, tỷ lệ ngạt mũi trên lâm sàng cao và có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ nhỏ. Điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn và ở mức độ lớn hơn ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch làm ảnh hưởng đến chức năng hàng rào bảo vệ của cơ thể. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì khi bị ngạt mũi? Các mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây thực hiện dễ dàng nhanh chóng ra sao?
Mục lục
1. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh ngạt mũi
Ngạt mũi có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Cảm lạnh
Nếu bạn bị ngạt mũi và có các triệu chứng khác như đau họng, hắt hơi, ho và có thể bị sốt, rất có thể bạn đã bị cảm lạnh hoặc cúm. Trong trường hợp bình thường, nếu bị cảm, chỉ cần bạn làm ấm cơ thể là triệu chứng ngạt mũi sẽ thuyên giảm. Nếu là do cảm lạnh, tình trạng này thường sẽ biến mất sau 7-10 ngày thì ngạt mũi cũng biến mất.
Viêm xoang
Viêm xoang có thể làm tăng tiết dịch gây tắc nghẽn đường thở và gây ngạt mũi. Ngạt mũi khi nằm nghiêng có thể trầm trọng hơn. Nếu bị viêm xoang, ngoài ngạt mũi, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, nhức mắt.
Viêm amidan
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi, đặc biệt là ở trẻ em.Khi bị viêm, amidan sưng lên và chèn ép cổ họng, ngăn cản không khí đi qua yết hầu. Ngoài ra, vi khuẩn tấn công amidan cũng có thể tấn công vùng mũi gây viêm mũi, ngạt mũi, khó thở.
Dị tật mũi
Các dị tật ở mũi như polyp mũi, khối u, lệch vách ngăn cũng có thể cản trở việc thở bằng mũi, dẫn đến ngạt mũi.
Viêm mũi dị ứng
Nhiều người bị dị ứng với lông thú cưng, phấn hoa, thức ăn và các chất gây dị ứng khác,… Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng này sẽ gây ngạt mũi, viêm mũi và các phản ứng khác của cơ thể như hắt hơi, chảy nước mũi,…
Dị vật trong mũi
Dị vật trong mũi làm tắc nghẽn đường thở, gây viêm, phù nề, ngạt mũi. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ thường hiếu động và hay nhét đồ chơi, dị vật vào mũi.
Căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngạt mũi.
Ngoài ra, một số yếu tố làm cho tình trạng ngạt mũi trở nên trầm trọng hơn là:
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại.
- Không làm sạch mũi của bạn thường xuyên.
- Ăn thực phẩm không lành mạnh.
- Không đủ nước trong cơ thể.
2. Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản, hiệu quả
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản tại nhà sau đây có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
Nếu tình trạng ngạt mũi của bạn kéo dài, chảy nước trong suốt, đặc biệt nếu kèm theo hắt hơi, ngứa hoặc chảy nước mắt, có thể đây là các triệu chứng khi bạn dị ứng. Bạn cần uống thuốc kháng Histamine để giảm các triệu chứng. Tiếp đến, cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Bạn cần tránh các chất gây dị ứng đã biết.
- Tránh các chất kích thích thông thường như khói, bụi và sự thay đổi đột ngột của độ ẩm.
- Uống nhiều nước vì nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.
Máy tạo độ ẩm cung cấp độ ẩm cần thiết cho không khí trong không gian tại nhà bạn. Từ đó giúp làm loãng chất nhầy trong mũi hoặc làm dịu đường mũi bị viêm. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn hoặc các bệnh hô hấp khác, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách sử dụng máy làm ẩm không khí.
Thường xuyên xịt mũi bằng nước muối sinh lý bình thường. Rất an toàn cho mọi lứa tuổi và dễ dàng áp dụng. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên dùng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho trẻ. Những dụng cụ này có thể giúp làm sạch chất nhầy từ đường mũi
3. Mẹo chữa ngạt mũi cho bé một cách an toàn
Sử dụng bóng hút mũi
Sử dụng bóng hút mũi là một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh. Các bước thực hiện:
Trước khi sử dụng máy hút mũi, mẹ cần chú ý khử trùng máy hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi bé.
Sau đó nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý thông thường vào mũi trẻ để tạo độ ẩm và giúp trẻ thực hiện quá trình hút mũi dễ dàng hơn. Sử dụng sản phẩm này hút từng bên một. Mẹ không nên hút nhiều lần trong ngày vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé.
Sau khi xông mũi, mẹ cần lau khô bên trong mũi của trẻ bằng tăm bông, sau đó dùng khăn mềm lau bên ngoài mũi cho trẻ. Cuối cùng, vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng và để nơi khô ráo. Do niêm mạc mũi của trẻ còn tương đối yếu nên khi sử dụng bóng hút mũi mẹ cần lưu ý không đưa quá sâu, nên xông nhiều lần trong ngày. Cần vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ trước và sau khi thực hiện các thao tác trên.
Uống nhiều nước
Khi trẻ bị ngạt mũi, trẻ sẽ thở bằng miệng dẫn đến tình trạng mất nước và khô miệng. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây để làm loãng dịch mũi, hạn chế tình trạng mất nước.
Sử dụng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm là mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây được nhiều mẹ tin dùng để trị ngạt mũi cho trẻ. Tinh chất trong tinh dầu có rất nhiều công dụng như trị ngạt mũi, sổ mũi, long đờm, trị ho,….
Để cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, cha mẹ có thể thoa một chút tinh dầu tràm lên ngực, khăn quàng, lòng bàn chân, cổ tay và các bộ phận khác của trẻ.
Một số mẹo dân gian
Các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng ngạt mũi cho trẻ như:
Dùng gừng và mật ong: Dùng gừng và mật ong là mẹo dân gian để các mẹ chữa ngạt mũi cho con. Mẹ lấy gừng, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó tán nhuyễn, trộn với mật ong và thêm một chút nước ấm. Cho trẻ uống một thìa nhỏ hỗn hợp này mỗi ngày một lần.
Lau tai bằng nước nóng: lấy khăn nhúng nước nóng vào hai bên tai và để khoảng 10 phút, tình trạng ngạt mũi của bé sẽ thuyên giảm. Tai có các dây thần kinh giúp điều hòa lượng máu lên mũi. Hơi ấm sẽ giúp các dây thần kinh này thư giãn và giúp thông mũi.
Thoa dầu vào lòng bàn chân: Dùng dầu bôi và xoa bóp lòng bàn chân cho trẻ là mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây nhanh chóng . Các mẹ nên massage rồi đi tất để giữ ấm cho bé.
Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ: Khi trẻ ngủ, mẹ nên cho trẻ nằm trên gối kê đầu cao. Đặt một chiếc gối dưới nệm để hỗ trợ đầu và vai của bé sao cho cao hơn chân. Điều này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
4. Mẹo chữa ngạt mũi về đêm
- Nằm ngủ với gối cao cũng giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài và giảm lượng máu lên mũi. Điều này giúp giảm ngạt mũi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên kê gối quá cao, vì khi ngủ sai tư thế dễ gây mỏi cổ, đau vai gáy.
- Chữa ngạt mũi trong 20 giây nhanh chóng khi vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
- Giữ độ ẩm trong phòng ngủ và tránh để điều hòa không khí quá lâu. Nếu không khí trong phòng quá khô, hãy sử dụng máy làm ẩm và phun sương ở đầu giường để tăng độ ẩm trong phòng.
- Hạn chế ăn cách thời điểm đi ngủ khoảng 2 tiếng. Điều này cũng giúp hạn chế tình trạng rối loạn dạ dày và tiêu hóa.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít.
5. Mẹo chữa ngạt mũi khi bị Covid
Sử dụng thuốc trị ngạt mũi
Đối với F0 thì cách này sẽ giúp nhanh chóng hết ngạt mũi. Việc rửa mũi, uống thuốc Nemydexa hoặc Otrivin 2 lần mỗi ngày để khắc phục tình trạng ngạt mũi. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc thông mũi nào.
Xông hơi
Tắm nước nóng là mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả. Hơi nước từ vòi sen sẽ giúp làm loãng chất nhầy có trong mũi và hỗ trợ giảm viêm. Tắm nước ấm có thể giúp nhịp thở của bạn trở lại bình thường, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Chườm nóng
Chườm ấm là một mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây phổ biến vì nó an toàn, giảm đau nhanh và còn giúp giảm viêm nhiễm ở lỗ mũi. Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn lấy khăn (hoặc gạc) nhúng vào nước ấm. Tiếp theo, vắt khăn ra, gấp đôi và đặt lên sống mũi. Sau khi khăn nguội, lặp lại các bước tương tự 3-4 lần.
Tạm kết
Mũi là cơ quan rất quan trọng trong hệ hô hấp. Khi mũi có vấn đề, quá trình lưu thông đường thở có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Bài viết trên đây, Quang Minh đã tổng hợp các mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn uống điều độ và bổ sung các vitamin cho cơ thể, ngoài nước lọc, nên bổ sung thêm nước trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà, nước có ga, vì đây là những loại thức uống dễ gây khử nước trong cơ thể. Cung cấp đủ nước sẽ làm loãng dịch đường hô hấp và giảm các tình trạng gây viêm, ức chế quá trình nhiễm trùng bộ phận hô hấp.
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp 6+ cách chữa nấc cụt ngay lập tức cực đơn giản
- 4 cách làm trắng răng tại nhà với nguyên liệu đơn giản, tiết kiệm
- Tổng hợp 5+ cách trị hôi chân tại nhà và trị bằng phương pháp y khoa
- Mách bạn 3 tư thế ngủ đúng và tư thế ngủ cần tránh để luôn được ngon giấc
FAQ
Có bao nhiêu mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây?
Nếu bạn bị ngạt mũi và có dấu hiệu bệnh do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng Histamine để giảm triệu chứng. Ngoài ra bạn cần uống nhiều nước và tránh các tác nhân gây dị ứng, thường xuyên xịt mũi bằng nước sinh lý để giúp mũi thông thoáng hơn.
Mẹo chữa ngạt mũi cho bé
Gợi ý một số mẹo chữa ngạt mũi cho bé an toàn tại nhà như sử dụng bóng hút vệ sinh mũi, sử dụng tinh dầu tràm, cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra có các mẹo dân gian hay bạn có thể dùng như gừng kết hợp cùng mật ong, lau tai bằng nước nóng, thoa dầu vào lòng bàn chân để giảm nghẹt mũi.
Mẹo chữa ngạt mũi về đêm
Khi bị ngạt mũi về đêm bạn có thể nằm ngủ với gối cao, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, giữ độ ẩm cho căn phòng và hạn chế ăn trước khi ngủ.
Mẹo chữa ngạt khi bị Covid
Khi bị ngạt mũi do Covid, bạn có thể giảm triệu chứng bằng cách xông hơi bằng nước nóng, chườm khăn ấm lên mũi hoặc dùng thuốc chuyên trị ngạt mũi