Mẹo chữa trĩ dân gian

6 mẹo chữa trĩ dân gian cực hiệu quả an toàn và dứt điểm tại nhà

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Mẹo chữa trĩ dân gian tại nhà là điều mà không phải ai cũng biết. Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến họ luôn trong tình trạng đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết cách tự điều trị trĩ sao cho hiệu quả. Qua bài viết này, Quang Minh sẽ gửi đến các bạn 6 mẹo chữa trĩ dân gian cực hiệu quả và an toàn tại nhà.

1. Dấu hiệu khi bị trĩ

Trĩ là căn bệnh nguy hiểm xảy ra do giãn quá mức của các rối tĩnh mạch trĩ ở vùng trực tràng hậu môn. Bệnh trĩ biểu hiện ở 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Ở mỗi dạng sẽ có 4 cấp độ trĩ.

Người đàn ông mang áo trắng, quần bò xanh đang dùng một bàn tay mô mông vì quá đau đớn do trĩ
Những dấu hiệu của người bị bệnh trĩ

Dưới đây là 4 dấu hiệu của bệnh trĩ qua từng cấp độ:

  • Bệnh trĩ cấp độ 1: Búi trĩ nằm hết ở trong ống của hậu môn.
  • Bệnh trĩ cấp độ 2: Bình thường búi trĩ sẽ nằm trong ống hậu môn. Khi đi vệ sinh thì búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài một ít. Nhưng khi đi vệ sinh xong thì búi trĩ tự động thụt vào trong.
  • Bệnh trĩ cấp độ 3: Mỗi khi đi vệ sinh hoặc ngồi xổm xuống thì búi trĩ bị sa ra bên ngoài. Cần nằm nghỉ một lúc hoặc dùng tay đẩy thì búi trĩ mới thụt vào.
  • Bệnh trĩ cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nặng nhất. Búi trĩ hầu như nằm hoàn toàn ngoài hậu môn. Gây ra đau đớn, bất tiện cho quá trình sinh hoạt của bệnh nhân.

2. Ai là người dễ bị trĩ nhất

Bệnh trĩ là một căn bệnh không hề xa lạ trong xã hội hiện nay. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị trĩ, đặc biệt là những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú chính là đối tượng dễ mắc trĩ nhất. Ở đối tượng này, họ ít vận động kèm với áp lực từ tử cung đè nén lên tĩnh mạch, lâu ngày sẽ làm cho tĩnh mạch trĩ bị xung huyết và mở rộng ra. Điều này dẫn đến bí đại tiện kéo dài, khúc cuối trực tràng, vùng hậu môn bị nứt dẫn đến trĩ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường xuyên bổ sung sắt, canxi, ít vận động cũng khiến cho búi trĩ phát triển mạnh.
  • Tài xế lái xe, dân văn phòng: Đây là hai nhóm đối tượng cũng rất dễ bị trĩ. Do tính chất công việc, họ phải ngồi một chỗ thường xuyên khiến máu lưu thông đến hậu môn bị tắc nghẽn, áp lực tĩnh mạch tăng gây ra búi trĩ. Các tài xế cũng ít đi đại tiện do phải lái xe đường dài, lâu ngày dẫn đến táo bón và sinh ra trĩ.
  • Người lao động nặng nhọc: Những công việc như mang, bốc vác hàng hóa khiến áp lực ổ bụng và áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn tăng lên đáng kể. Dẫn đến thành mạch bị giãn nở, gây ra trĩ.
  • Người thường xuyên bị táo bón hay táo bón lâu ngày: Những người bị táo bón khi đi vệ sinh sẽ phải dùng sức rặn mạnh làm thành hậu môn bị nứt ra, chảy máu. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến trĩ.
Người phụ nữ có thai đang đau đớn khó chịu khi đi vệ sinh do bệnh trĩ gây ra
Những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao

3. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ tưởng chừng như là một căn bệnh phổ biến nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì hậu quả nó đem lại vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải khi bị trĩ:

  • Nghẹt búi trĩ: Bệnh nhân bị trĩ nội bị sa cấp độ nặng dẫn đến các cơ vòng vùng hậu môn bị chèn ép dẫn đến tắc tĩnh mạch đang lưu thông với búi trĩ. Dẫn đến búi trĩ ngày càng to ra và trở nên cứng khiến nó khó có thể tự quay lại vùng hậu môn. Lúc này, búi trĩ bị nghẹt ở ngoài khiến bệnh nhân cực kỳ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Hoại tử tạo ra viêm nhiễm: Các búi trĩ để lâu ngày sẽ hoại tử gây ra viêm nhiễm. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
  • Thiếu máu: Trĩ gây ra chảy máu hậu môn, hiện tượng này kéo dài dẫn đến mất máu.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: bệnh trĩ lâu ngày làm cho môn bị co lại khiến việc đi ngoài trở nên rất khó khăn. 
  • Các bệnh về da: Bệnh trĩ làm tiết ra nhiều chất nhầy quanh vùng hậu môn khiến vùng da này bị kích thích gây ra nhiều bệnh về da.
  • Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ kéo dài khiến bệnh nhân bị đau vùng lưng dưới, nhức xương, thần kinh tiết niệu bị rối loạn.

4. Làm thế nào để chữa trĩ tại nhà?

Bệnh trĩ đây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, vậy làm thế nào để chữa trị dứt điểm căn bệnh này? Dưới đây là 6 mẹo chữa trĩ dân gian cực kì hiệu quả mà các bệnh nhân dễ dàng áp dụng tại nhà. 

4.1 Mẹo chữa trĩ dân gian – Tắm với nước ấm

Mẹo chữa trĩ dân gian bằng cách tắm với nước ấm là cách làm phổ biến và cực dễ áp dụng, mang lại hiệu quả cao. 

Ngân cả người trong nước ấm làm giảm sưng, viêm ở vùng hậu môn hiệu quả. Tắm rửa nước ấm mỗi ngày giúp vệ sinh vùng hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra mùi hôi khó chịu.

Một người phụ nữ đang ngâm mình trong bồn tắm nước ấm
Tắm nước ấm làm giảm sưng, giảm viêm vùng hậu môn hiệu quả

Đây là phương pháp kích thích lưu lượng máu chảy tới hậu môn, hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với các phương pháp khác để chữa dứt điểm bệnh trĩ.

Cách thực hiện: Tắm và ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày.

4.2 Mẹo chữa trĩ dân gian – Dùng khoai tây

Khoai tây ngoài là thực phẩm dinh dưỡng thì được dùng để chữa bệnh hiệu quả. Nhiều người dùng khoai tây để chữa bỏng, điều trị viêm loét cho dạ dày, chống ung thư,… và còn giúp giảm viêm và điều trị táo bón cực hiệu quả.

Cách thực hiện: Chọn củ khoai tây còn tươi sau đó cạo vỏ, rửa sạch. Ép khoai tây thành nước rồi uống. Mỗi ngày uống 1 cốc nước khoai tây ép, uống trước ăn 15 phút sẽ khắc phục tình trạng táo bón mãn tính, hỗ trợ điều trị trĩ cực hiệu quả.

4.3 Mẹo chữa trĩ dân gian – Chữa bệnh trĩ bằng nha đam 

Chúng ta thường nhắc tới nha đam như một nguyên liệu làm đẹp da, giải nhiệt cơ thể có lẽ ít người biết được công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ của nó. 

Trong nha đam có nhiều enzym bradykinin giúp kháng viêm, giảm đau do những tổn thương từ trĩ gây ra. Bên cạnh đó, gel nha đam cũng chứa nhiều anthraquinon giúp kích thích đường ruột, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Một nhánh nha đam màu xanh bị cắt ra thành nhiều lát nhỏ
Nước nha đam hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả

Cách thực hiện: Cắt nhánh nha đam tươi, rửa sạch rồi cho nước vào nấu. Uống nước nha đam hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.Tuy nhiên, chỉ nên mỗi ngày một ly, nếu uống nhiều sẽ hại cho sức khỏe.

4.4 Mẹo chữa trĩ dân gian – Dùng rau diếp cá

Diếp cá có chứa tính hàn, vị chua nhẹ và mùi tanh. Đây là loại rau có tác dụng làm tán khí, tán ứ và được dùng phổ biến để thanh nhiệt, giải độc hay sát trùng và tiêu viêm. Chính vì vậy, người ta thường dùng diếp cá để trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện: Dùng một nắm diếp cá tươi, rửa sạch rồi giã hoặc xay nhuyễn. Đắp rau diếp cá vừa xay này lên vùng hậu môn, sau đó dùng băng gạc quấn kín lại trong khoảng 1 tiếng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần trong 2-3 tuần liên tiếp sẽ thấy bệnh cải thiện.

4.5 Mẹo chữa trĩ dân gian – Khắc phục bệnh trĩ bằng lá lốt

Lá lốt ngoài là một loại rau giàu dinh dưỡng thì còn được dùng để chữa bệnh trĩ cực hiệu quả. Trong lá lốt có chứa hoạt chất piperine giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm búi trĩ.Chất này còn giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, tăng sức bền cho thành mạch sau thời gian thành mạch bị giãn quá mức do búi trĩ. 

Nhiều lá lốt xanh tươi dưới ánh nắng
Dùng lá lốt giúp giảm táo bón và thu nhỏ búi trĩ

Chất flavonoid trong lá lốt cũng hỗ trợ cải thiện sưng huyết, tiêu huyết và giúp thu nhỏ búi trĩ. Từ đó làm giảm áp lực lên thành hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, lá lốt còn chứa chất xơ, vitamin C,… giúp hạn chế táo bón, bổ máu cho bệnh nhân.

Cách thực hiện: Dùng một nắm lá lốt, rửa sạch rồi đem đi nấu lấy nước. Cho muối vào nước vừa nấu, để ấm nước rồi tiến hành ngâm hậu môn. Áp dụng mỗi ngày để cải thiện tình trạng búi trĩ.

4.6 Mẹo chữa trĩ dân gian – Sử dụng thuốc Tây y không kê đơn chữa bệnh trĩ

Hiện nay, điều trị bệnh trĩ bằng cách dùng thuốc thường áp dụng cho người bệnh mắc trĩ cấp độ 1. Đây là giai đoạn nhẹ, nên bệnh nhân có thể đáp ứng được với các loại thuốc trị bệnh trĩ.

Hai bàn tay đang cầm nhiều viên thuốc có nhiều màu sắc khác nhau
Dùng thuốc Tây để điều trị trĩ cấp độ 1

Các loại thuốc điều trị trĩ thường có dạng là thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc đặt hậu môn.

5. Làm thế nào để trĩ không tái phát?

Để bệnh trĩ không tái phát lại, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo ăn nhiều chất xơ, ưu tiên các loại đồ ăn dễ tiêu như rau, củ, quả hoặc ngũ cốc các loại,… Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhuận tràng như chuối, mồng tơi, khoai lang, thanh long,.. vào thực đơn mỗi ngày.
  • Không ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ cứng và đồ uống có cồn vì dễ dẫn đến khó tiêu và gây ra táo bón kéo dài.
  • Uống từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày: Nước giúp làm mềm phân, giảm khó khăn khi đi đại tiện.
  • Nên hình thành thói quen đi vệ sinh mỗi ngày theo một khung giờ cố định.
  • Ngồi xổm khi đi vệ sinh, không ngồi quá lâu, hạn chế dùng sức rặn, rặn liên tục mỗi lần đi đại tiện khó khăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn 2-3 lần mỗi ngày.
  • Không nên ngồi, nằm 1 chỗ lâu, tránh các môn thể thao có cường độ cao như gym, cưỡi ngựa hay cử tạ,… Duy trì chế độ vận động điều độ, tập các bài tập nhẹ nhàng.
Một người phụ nữ đang chạy bộ quanh bờ hồ, xung quanh hồ có nhiều cây xanh
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để chống trĩ tái phát

6. Kết luận

Trên đây là các mẹo chữa trĩ dân gian cực hiệu quả tại nhà do Quang Minh chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể biết cách để khắc phục tình trạng bệnh trĩ, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. 

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top