Một người đang bị tê chân và thắc mắc về mẹo chữa tê chân

Bật mí 7 mẹo chữa tê chân nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Tê chân hoặc tay là vấn đề mà bạn luôn gặp phải khi ngồi lâu ở một tư thế. Khi gặp tình huống này, bạn thường cảm thấy khó chịu và muốn chữa khỏi ngay lập tức. Để khắc phục tình trạng tê chân nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa tê chân đơn giản nhưng lại hiệu quả dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tê chân

Bạn vẫn luôn nghĩ rằng tình trạng tê chân thường là do ngồi một tư thế trong thời gian dài. Trên thực tế, tình trạng này còn do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác. Hiện nay có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê chân: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Nguyên nhân về sinh lý

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và được xem là một biểu hiện bình thường của cơ thể. Các triệu chứng tê chân thường xảy ra khi bạn ngồi giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá dài.

Chẳng hạn khi bạn ngồi lái xe đường dài, ngồi thiền, ngồi làm việc, ngồi xổm, nằm ngủ trong tư thế kê đầu lên tay… Điều này sẽ khiến cho các mạch máu, dây thần kinh bị chèn ép, khó lưu thông đến các chi dẫn đến tình trạng tê chân hoặc tay.

Khi bị tê chân bạn thường có cảm giác châm chích nhẹ giống như có côn trùng bò dưới da (hay còn gọi là hiện tượng kiến bò). Chỉ cần cử động nhẹ thì bạn sẽ cảm thấy ngứa ran, khó chịu hơn, giống như bị nhiều mũi kim nhỏ đang châm vào da.

Để nhanh chóng kết thúc tình trạng trên, bạn có thể sử dụng một vài mẹo chữa tê chân tay dân gian. Mẹo dân gian thường rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả rất tốt.

1.2. Nguyên nhân về bệnh lý

Bên cạnh những vấn đề về sinh lý thường gặp, nguyên nhân gây tê chân còn do các vấn đề về bệnh lý. Những nguyên nhân về bệnh lý có thể kế đến như: bệnh về thần kinh, thiếu chất, các bệnh về chuyển hóa, xương khớp… 

Các bệnh đau dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh và rễ thần kinh sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh; từ đó dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Những người bị bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch… cũng rất dễ bị tê chân hoặc tay.

Bên cạnh đó, người thiếu các dưỡng chất như vitamin B, khoáng chất, suy dinh dưỡng… cũng thường xuyên bị tê bì chân tay.

Trường hợp, bạn đang mắc một bệnh lý nào đó dẫn đến việc bị tê chân tay thì cần phải sử dụng thuốc để loại bỏ bệnh lý đó. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các mẹo chữa tê chân hoặc tay, tuy nhiên các mẹo này sẽ chỉ giúp bạn chữa trị tạm thời. Cách tốt nhất là bạn kết hợp cả hai, vừa sử dụng thuốc chữa bệnh lý, vừa áp dụng thêm các mẹo chữa tê chân hoặc tay.

Một bàn tay đang đặt dưới vùng chân bị tê bì
Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng tê chân

2. Bật mí 7 mẹo chữa tê chân nhanh chóng, hiệu quả nhất

Tình trạng tê chân hoặc tay không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên tìm cách chữa trị kịp thời để tránh gây cảm giác khó chịu. Đây cũng được xem là dấu hiệu của các bệnh lý, nếu phát hiện kịp thời sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn.

Dưới đây là 7 mẹo chữa tê chân đơn giản, nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Kéo căng các chi khi bị tê chân hoặc tay

Kéo căng các chi là một trong những mẹo giúp bạn chữa tê chân hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp bạn xoa dịu, làm giảm cảm giác tê ở chân, tay, cánh tay, bàn tay… Hãy cố gắng kéo căng các chi và nâng cao phần cơ thể đang bị tê bì để giúp lưu thông máu nhanh chóng. Ban đầu, khi kéo căng bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu nhưng chỉ sau một vài phút thì tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất.

Một người thực hiện mẹo chữa tê chân bằng cách dùng tay kéo căng ngón chân
Kéo căng các chi khi bị tê chân

2.2. Massage nhẹ các chi

Massage là một trong những mẹo chữa tê chân đơn giản, được sử dụng phổ biến. Bạn chỉ cần dùng bàn tay xoa bóp nhẹ theo chuyển động tròn ở vị trí bị tê bì. Phương pháp này sẽ giúp bạn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động của các cơ, tế bào và cải thiện tình trạng tê bì chân tay.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thoa thêm một ít tinh dầu trước khi xoa bóp để nâng cao tính hiệu quả. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng như tinh dầu sả, bạc hà, tràm trà… Bạn có thể massage mỗi ngày trước và sau khi ngủ dậy để các chi hoạt động tốt hơn và hạn chế tình trạng tê bì chân tay.

 Một người đang massage nhẹ các ngón chân đang bị tê
Massage nhẹ chân tay khi bị tê

 2.3. Sử dụng phương pháp bấm huyệt

Để chữa tê chân hoặc tay nhanh chóng và tối ưu, bạn có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt song song với massage. Phương pháp này khá đơn giản, chỉ cần tác dụng lực vào các huyệt vị để đả thông kinh mạch; giúp thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả.

Với phương pháp bấm huyệt thì bạn cần biết vị trí chính xác của huyệt vị. Sau đó sử dụng ngón tay cái ấn 1 lực vừa phải vào huyệt vị khoảng 1 phút/huyệt vị. Lưu ý, bạn nên sử dụng lực tăng dần cho đến khi cảm thấy đau tức lan tỏa xung quanh.

Một số huyệt vị mà bạn cần chú ý khi bị tê chân, tay như:

  • Huyệt Bát Tà
  • Huyệt Hợp Cốc
  • Huyệt Ngoại Quan
  • Huyệt Nội Quan
  • Huyệt Dương Trì
  • Huyệt Khúc Trì
Một người đang giúp bấm huyệt ở lòng bàn chân
Bấm huyệt giúp chữa tê chân nhanh chóng

2.4. Chườm nóng

Chườm nóng là một trong các mẹo chữa tê chân dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian nhưng lại rất hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp bạn xoa dịu cảm giác tê bì, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời giúp giải phóng hệ thống mạch máu, rễ thần kinh đang bị chèn ép hiệu quả.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần cho một ít nước nóng khoảng 60 – 70 độ C vào túi chườm. Sau đó trực tiếp áp túi lên vị trí chân, tay đang bị tê bì trong khoảng 15 – 10 phút. Trường hợp, bạn thường xuyên tê bì chân tay do bệnh lý thì có thể sử dụng phương pháp này đầy đặn 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt hơn nhé.

Một người đang sử dụng túi chườm nóng đặt lên vùng chân bị tê
Sử dụng túi chườm để chườm nóng

2.5. Tắm hoặc ngâm nước ấm

Song song với phương pháp chườm nóng thì bạn có thể kết hợp tắm hoặc ngâm nước ấm để cải thiện tình trạng tê chân, tay. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên bị tê bì chân tay thì đây sẽ là phương pháp rất hữu hiệu. Tắm hoặc ngâm nước ấm sẽ giúp bạn thư giãn gân cốt, lưu thông tuần hoàn máu, hạn chế bị đau cơ.

Bạn có thể kết hợp thêm tinh dầu như sả, tràm trà… khi tắm hoặc ngâm nước ấm để tăng tính hiệu quả. Bạn có thể duy trì việc tắm nước ấm mỗi ngày hoặc có thể thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý: chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ vừa phải, không nên sử dụng nước quá nóng làm ảnh hưởng đến da. Tắm nước quá nóng có thể sẽ gây bỏng, làm da bị thô ráp, thậm chí là làm mất lớp màng lipid bảo vệ bên ngoài.

 Một người đang ngâm chân trong chậu nước ấm
Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm

2.6. Mẹo chữa tê chân bằng ngải cứu

Ngải cứu được xem là loại thảo dược quý, được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp. Ngải cứu có tính ấm giúp giữ ấm, lưu thông mạch máu, giãn cơ và cải thiện tê bì hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng tê bì chân tay, bạn có thể thực hiện theo 2 cách dưới đây:

Cách thứ nhất:

  • Chuẩn bị một bó ngải cứu rửa sạch và 2 muỗng muối hạt.
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi thả ngải cứu và muối hạt vào nồi, sau đó đun thêm vài phút.
  • Khi lá ngải cứu mềm thì vớt ra ngoài, để ráo nước và giảm nhiệt. Tuyệt đối không đắp lá ngải cứu lên da khi vừa mới vớt ra ngoài để tránh bị bỏng.
  • Lấy lá ngải cứu đắp lên vùng tay, chân bị tê. Nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Cách thứ hai:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rửa sạch và một ít muối hạt.
  • Cho ngải cứu lên chảo và rang nóng với muối hạt.
  • Sử dụng một miếng vải mỏng, cho phần ngải cứu đã rang nóng vào và chườm lên vùng bị tê bì khoảng 10 phút.
Rang nóng lá ngải cứu với muối hạt trên chảo nhỏ
Rang ngải cứu với muối để chữa tê chân

2.7. Mẹo chữa tê chân bằng gừng

Gừng là loại gia vị, thuốc có tính ấm và chứa nhiều hoạt chất như Shogaol Gingerol, Zingiberene… Gừng có tác dụng rất tốt trong lưu thông mạch máu, cải thiện tê bì chân tay, giảm đau nhức xương khớp. Nếu bạn thường xuyên bị tê bì chân tay thì có thể sử dụng gừng để cải thiện tình trạng này.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi và 2 muỗng muối hạt.
  • Rửa sạch gừng, sau đó giã nát (có thể cắt thành nhiều khúc nhỏ để giã dễ hơn).
  • Đun khoảng 1 lít nước sôi, sau đó cho gừng đã giã nát và muối vào đun sôi thêm vài phút.
  • Đổ nước ra chậu, sau đó để nguội khoảng 50 – 60 độ C rồi cho chân tay vào ngâm từ 15 phút. Có thể ngâm mỗi ngày để nâng cao tính hiệu quả.
Dùng muối hạt, gừng tươi nấu lên sau đó ngâm chân
Mẹo chữa tê chân bằng gừng tươi

Bài viết trên đã chia sẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê chân, tay thường gặp. Bên cạnh đó là những mẹo chữa tê chân hoặc tay đơn giản, nhanh chóng nhưng an toàn và hiệu quả. Mong rằng bạn có thể tìm được những giải pháp chữa tê chân, tay phù hợp nhất.

Trường hợp bạn bị tê bì chân tay thường xuyên, kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top