Trong cuộc sống chúng ta, sức khỏe là thứ đầu tiên cần được quan tâm hơn hết. Chính vì vậy mà việc trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là điều nên làm. Dị ứng mẩn ngứa cũng là một vấn đề về sức khỏe mà nhiều người gặp phải. Vậy phải điều trị như thế nào? Có mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa nào ngay tại nhà mà vẫn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả không? Hãy theo dõi những thông tin được cung cấp ngay sau đây nhé!
Mục lục
Dị ứng, mẩn ngứa là gì?
Dị ứng, mẩn ngứa là phản ứng của cơ thể “chống trả” lại những tác động tiêu cực của một chất khác lạ, hay còn được gọi là dị nguyên. Chất khác lạ mà cơ thể bài trừ có thể là bụi, phấn hoa, lông động vật, dịch côn trùng, chất hóa học,… Khi bị dị nguyên tấn công, da chúng ta sẽ có phản ứng kháng nguyên và lúc này cơ thể sản sinh ra chất trung gian gọi là histamin. Đây là nguyên nhân gây hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng phù nề trên da. Bên cạnh đó các biểu hiện như hắt hơi sổ mũi, khó thở, đôi khi tụt huyết áp sẽ xuất hiện nếu tình trạng nặng hơn.
Mẩn ngứa, dị ứng có thể tự biến mất sau 24 tiếng hoặc không kéo dài quá 6 tuần. Thông thường dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể loại bỏ thông qua một số mẹo chữa dị ứng bằng bài thuốc dân gian. Nếu tình trạng dị ứng, mẩn ngứa kéo dài khiến da bị viêm nhiễm (do trầy xước khi gãi hoặc cọ xát) thì có thể do các bệnh lý về gan. Hoặc cũng có thể do chức năng gan suy giảm, khiến khả năng thải chất độc trong cơ thể kém hơn bình thường. Độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát tán dưới da và gây dị ứng, mẩn ngứa.
Biểu hiện của dị ứng, mẩn ngứa trên da
Tình trạng dị ứng có thể tập trung ở một khu vực nhất định, thường ở những vùng da mặt, lưng, cổ, tay, chân… Một số trường hợp dị ứng da nặng hơn có thể lan rộng ra toàn thân.
Dị ứng, mẩn ngứa có một số triệu chứng cụ thể như:
– Da khô nứt nẻ, bong tróc
– Có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát, sưng đau
– Nổi mề đay hoặc phát ban
– Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
– Mắt đỏ và ngứa
– Họng, lưỡi, môi sưng
– Trên bề mặt da xuất hiện mụn nước, có mủ
– Phần da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa
Nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa
1. Môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại pha lẫn các tạp chất hóa học sẽ không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà ngay cả bề mặt da cũng bị kích ứng. Trường hợp nhẹ thì chỉ bị ngứa ngáy còn những người mẫn cảm hơn sẽ gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như da phồng rộp, nổi mẩn đỏ khắp người, châm chích trên da, khó thở.
2. Dị ứng với thành phần của thuốc
Dị ứng thuốc không phải là tình trạng hiếm gặp, nguy hiểm hơn chính là tình trạng sốc phản vệ khi sử dụng thuốc. Tình trạng dị ứng thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần kháng viêm, giảm đau. Các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh xương khớp cũng thường gây dị ứng.
3. Gan hoạt động kém
Ai cũng biết gan chính là bộ máy thải độc của cơ thể, chính vì vậy khi bị dị ứng phần lớn là do hệ thống thải độc của cơ thể có vấn đề. Gan sẽ phân hóa các chất độc và thải ra khỏi cơ thể bằng các tuyến mồ hôi, nước tiểu và phân. Nếu gan không hoạt động bình thường thì các chất độc tồn đọng trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng nổi mẩn, lở loét, gây mụn, nhọt trên da.
4. Một số loại thực phẩm
Chỉ khi đã ăn qua thì người ta mới có thể phát hiện bản thân dị ứng với thực phẩm nào. Biểu hiện dị ứng mẩn ngứa do thực phẩm sẽ là trong hoặc sau khi ăn bệnh nhân bị phát ban, ngứa ngáy toàn thân, tăng thân nhiệt. Có ghi nhận rằng nhiều người bị dị ứng phải nhập viện cấp cứu do bị suy hô hấp.
5. Các loại nấm, vi khuẩn
Thường xuyên đến những nơi bị ô nhiễm có thể gây ra tình trạng dị ứng do nấm, vi khuẩn. Ngoài ra cũng có khả năng bạn bị lây truyền từ người khác. Thường thấy nhất là bệnh nấm chân, nấm da đầu.
6. Bị nhiễm giun, sán
Nếu bệnh nhân mắc giun sán, biểu hiện dễ nhận thấy là tình trạng kén ăn, ăn không ngon, khó tiêu. Nếu bị nặng sẽ có trạng thái bị kích ứng da gây nổi mẩn ngứa.
7. Bị côn trùng đốt, chích
Côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng rất phổ biến. Tình trạng nhẹ thì bệnh nhân chỉ bị nổi mẩn đỏ ngoài da và sẽ hết sau khoảng vài ngày. Nhưng ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, vết thương có thể bị mủ, phồng, rộp và có thể bị lan rộng và gây nhiễm trùng sang các vùng da khác.
8. Sử dụng mỹ phẩm không chất lượng
Những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Vì giá thành của chúng rất rẻ nên thu hút được nhiều người chọn mua. Sử dụng các loại mỹ phẩm này, da sẽ dần bị tổn thương dẫn đến kích ứng, mẩn đỏ. Thậm chí có một số loại chất hoá học độc hại được dùng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm kém chất lượng sẽ gây ung thư da sau một thời gian dài.
Một vài mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa an toàn tại nhà
Từ ngày xưa, các loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà đã được ông cha ta sử dụng để chữa bệnh. Những bài thuốc này được truyền dạy đến ngày nay vì vừa an toàn mà lại có hiệu quả nhanh chóng. Sau đây là một vài mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Lá bạc hà
Tinh dầu có trong lá bạc hà chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả dị ứng mẩn ngứa. Bạn có thể dùng lá bạc hà chà xát trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn hoặc dùng lá bạc hà để đun nước tắm.
Nấu nước lá bạc hà tắm: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, 1 thìa muối biển; Rửa sạch thảo dược sau đó cho vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp; Đổ nước ra thau, chế thêm nước lạnh, thêm muối biển vào; sử dụng nước để tắm. Ngoài ra có thể tận dụng lá bạc hà chà xát nhẹ lên khắp vùng da bị dị ứng để giảm khó chịu.
Nếu không có sẵn bạc hà tươi, bạn cũng có thể sử dụng bạc hà khô theo cách sau:
– Đun nước với lá bạc hà khô, sau đó dùng khăn sạch thấm nước thảo dược, đợi nguội bớt rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.
– Dùng lá bạc hà khô như trà, sử dụng mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan hiệu quả.
2. Lá chè xanh
Chè xanh có tính hàn, vị đắng chát. Ngoài thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, đây chính là thảo dược có công hiệu làm dịu mẩn ngứa, mề đay, viêm da… rất tốt.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi; Vò nhẹ cho vào nồi đun với 1,5 lít nước; Đợi chè sôi tầm 15 phút thì tắt bếp; Pha thêm nước lạnh để nước nguội bớt; Tắm rửa nước chè xanh lên vùng da mẩn ngứa.
3. Lá nha đam (lô hội)
Vùng da bị sưng đỏ, ngứa ngáy và viêm do dị ứng mẩn ngứa sẽ giảm ngay nếu bạn sử dụng lô hội. Đây được coi là một giải pháp tự nhiên rất tốt để khắc phục các biểu hiện dị ứng giúp làm dịu da, giảm sưng tấy và chống viêm hiệu quả.
4. Lá hẹ
Mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa bằng cách dùng lá hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, mỗi ngày làm 2 – 3 lần. Ngoài ra thì bạn có thể dùng lá hẹ thái nhỏ, sau đó cho thêm một ít rượu trắng sắc lấy nước uống.
5. Lá trầu không
Tắm nước lá trầu không giúp giảm tình trạng khó chịu do mẩn ngứa gây ra. Tuy nhiên, do lá trầu có chứa tinh dầu vị cay, tính nóng nên không thích hợp với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi.
Cách dùng:
Dùng khoảng 7 – 10 lá trầu không (có thể tăng số lượng nếu bị ngứa nhiều)
Rửa sạch và vò nhẹ để lấy được hoàn toàn tinh dầu của lá trầu
Đun sôi 1 lít nước rồi bỏ lá trầu vào
Sau đó, dùng nước thảo dược này để pha nước tắm
Ở những vùng da bị ngứa ngáy nhiều, có thể lấy bã đắp lên.
6. Lá khế
Dùng lá khế tươi đem rửa thật sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo rang héo. Khi lá ở nhiệt độ vừa phải thì dùng để chà xát lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa (chú ý nhiệt độ vừa phải để không bị bỏng).
7. Mật ong
Mật ong có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành vết thương. Đây cũng là một mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa an toàn tại nhà mà bất kì ai cũng có thể áp dụng.
Cách làm: Lấy mật ong nguyên chất xoa đều lên bề mặt da bị dị ứng. Sau 30 phút rửa lại bằng nước sạch.
8. Chườm nóng/lạnh
Bạn có thể lấy khăn mềm ngâm trong nước lạnh, vắt ráo nước chỉ để ẩm rồi đắp lên vị trí da bị ngứa trong khoảng 30 phút. Nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh các vết mẩn đỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể làm cách tương tự với nước nóng, để khăn còn ẩm và ấm đắp lên vị trí mẩn ngứa để giảm bớt khó chịu.
9. Lá kinh giới
Lá kinh giới không chỉ được dùng làm thức ăn mà còn có thể nấu nước tắm giúp diệt khuẩn, nấm gây hại cho da. Chính vì vậy, khi bị dị ứng mẩn ngứa, bạn có thể dùng loại lá này để nấu nước tắm.
Cách thực hiện:
Rửa sạch một nắm lá kinh giới.
Vò nát lá kinh giới rồi đổ nước nóng vào.
Pha nước lá kinh giới để tắm rửa sẽ giúp vùng da bị mẩn ngứa đỡ khó chịu.
10. Bột yến mạch
Bên cạnh các loại lá có thể dùng để nấu nước tắm thì yến mạch cũng là một mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa hiệu quả mà bạn có thể làm tại nhà.
Cách dùng:
Dùng một lượng bột yến mạch vừa đủ cho vào tấm vải mỏng
Thả vào nước tắm, thêm một ít muối rồi ngâm mình
11. Lá ổi
Lá ổi nổi tiếng có công dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa, nhưng ít ai biết lá ổi còn có thể điều trị các bệnh ngoài da, giúp kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá ổi
Đun sôi với 3 – 4 lít nước.
Dùng nước này để tắm rửa, ngâm vùng da bị dị ứng
Có thể tận dụng phần bã chà xát lên vị trí bị mẩn ngứa.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể áp dụng được những mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa để giảm bớt khó chịu. Đối với tình trạng dị ứng, mẩn ngứa ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà thì có thể dùng các biện pháp kể trên. Tuy nhiên bạn cũng cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nếu tình trạng nặng hơn. Chúng tôi mong rằng bạn và gia đình đã có được những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe.
Bài viết liên quan: