Mẹo chữa tụt huyết áp

7 mẹo chữa tụt huyết áp cực hiệu quả dễ áp dụng tại nhà

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Mẹo chữa tụt huyết áp là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tụt huyết áp khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và khó khăn. Nếu như tình trạng bệnh diễn ra thường xuyên, sức khỏe của người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các mẹo để chữa trị huyết áp hiệu quả. Qua bài viết này, Quang Minh sẽ chia sẻ tới các bạn thông tin đầy đủ về tình trạng tụt huyết áp thấp và mẹo chữa trị tụt huyết áp cực hiệu quả.

1. Tụt huyết áp là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tụt huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đột ngột bị giảm xuống thấp hơn mức huyết áp lúc bình thường. Cụ thể là khi huyết áp giảm dưới mức 90/60mmHg.

Một bệnh nhân đang được bác sĩ đo huyết áp cho
Các dấu hiệu của bệnh nhân tụt huyết áp

Huyết áp giảm kéo theo lượng máu lưu thông giảm xuống, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Mặt mũi đột nhiên tối sầm, đầu óc, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt dẫn đến mất thăng bằng hay đi đứng không vững. 
  • Người bệnh mệt mỏi, trở nên yếu đi, chân tay luôn bủn rủn.
  • Tầm nhìn xung quanh bị mờ đi.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn nao khó chịu trong người.
  • Da nhợt nhạt đi, lòng bàn tay, bàn chân luôn lạnh.
  • Khó tập trung vào công việc.
  • Tim đập nhanh, kèm theo khó thở và đau tức ngực.
  • Ngoài ra, trường hợp người bệnh bị tụt huyết áp lâu ngày có thể dẫn đến ngất xỉu, vã mồ hôi lạnh, co giật, thường xuyên thở gấp, mất ý thức, lú lẫn… Lúc này, cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

2. Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp

Ngày nay, tình trạng tụt huyết áp diễn ra ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp:

  • Khi người bệnh mất nhiều nước do tiêu chảy cấp hay nôn ói,… dẫn đến thể tích dịch tuần hoàn bị giảm. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tụt áp.
  • Sau khi người bệnh tắm nước nóng hoặc xông hơi trong thời gian dài. Trong trường hợp này, người khỏe mạnh vẫn có thể bị tụt huyết áp.
  • Những người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng rất dễ bị tụt huyết áp.
  • Ngoài ra , người bệnh có thể bị tụt huyết áp do sốc nhiễm trùng, suy tim nặng, sốc phản vệ, thiếu chất dinh dưỡng hay do thai kỳ gây ra.

3. Các mẹo chữa tụt huyết áp hiệu quả tại nhà

Dưới đây là các mẹo chữa tụt huyết áp phổ biến được nhiều người áp dụng thành công:

3.1 Mẹo chữa tụt huyết áp – Dùng trà cam thảo

Theo các nhà nghiên cứu, trong cam thảo có chứa hợp chất glycyrrhizic giúp tăng nồng độ của chất aldosterone nội sinh trong cơ thể. Đây là loại hormon làm co mạch, giúp giữ muối và nước để duy trì huyết áp ổn định.

Bên trái là một tách trà cam thảo, bên phải là nhiều trà cam thảo nằm trên bàn
Trà cam thảo giúp duy trì huyết áp ổn định

Chính vì vậy, uống trà cam thảo mỗi sáng sớm sẽ giúp chữa trị tụt huyết áp cực hiệu quả và đơn giản.

3.2 Mẹo chữa tụt huyết áp – Chia nhỏ các bữa nhỏ, ăn ít carbohydrate

Người bệnh bị tụt huyết áp cần chia nhỏ số bữa ăn trong ngày.  Bên cạnh các bữa chính, cần bổ sung thêm các bữa phụ. Mỗi lần ăn một lượng vừa phải, không quá đói cũng không quá no để giúp máu hạn chế tập trung ở hệ tiêu hóa, tránh gây ra tình trạng tụt huyết áp.

Sau khi ăn, cần nghỉ ngơi 30 phút đến 1 tiếng rồi mới làm việc. Ngoài ra, cần hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, bánh mì, khoai tây,… đây cũng là một nguyên nhân gây ra tụt huyết áp.

3.3 Mẹo chữa tụt huyết áp bằng trà gừng

Gừng có tính nóng giúp làm ấm cơ thể và tăng nhịp tim. Chính vì vậy, việc trà gừng ngay khi huyết áp bị tụt sẽ làm cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, chân tay lạnh,… một cách nhanh chóng. Tuy vậy, không được sử dụng trà gừng lâu dài có thể làm nóng hoặc kích thích dạ dày.

Một tách trà gừng màu nâu, bên trong có nhiều lát gừng tươi
Trà gừng giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt

3.4 Mẹo chữa tụt huyết áp – Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị huyết áp thấp cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thể tích máu luôn duy trì ổn định, tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng nên bổ sung các loại nước giàu vitamin khác như nước ép lựu, nước dừa,…

3.5 Mẹo chữa tụt huyết áp – Tăng lượng muối ăn phù hợp

Mặc dù ăn nhiều muối không tốt nhưng đối với người bệnh bị tụt huyết áp và không có các bệnh về thận hay tim mạch thì tăng lượng muối trong thức ăn lên một chút. Trong muối có chứa natri giúp giữ nước lại thận, làm cho huyết áp tăng lên. Tuy vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng lượng muối ăn cho phù hợp.

3.6 Mẹo chữa tụt huyết áp – Dùng đồ uống chứa caffein hợp lý

Tương tự như với trà gừng, việc dùng những loại đồ uống có chứa caffeine như trà xanh, cà phê sẽ giúp nâng huyết áp lên tạm thời. Nhưng chỉ được sử dụng một lượng đồ uống vừa phải, nếu lạm dụng quá sẽ gây ra kích thích thần kinh làm người bệnh mất ngủ. 

3.7 Mẹo chữa tụt huyết áp – Đeo tất nén đàn hồi

Các loại tất hay vớ nén trong y tế có mức độ đàn hồi cao tạo ra áp lực làm giảm lượng máu ứ đọng ở chân, đẩy máu đến các vùng cơ thể khác. Cách làm này rất tốt cho bệnh nhân bị tụt huyết áp thường xuyên.

4. Khi bị tụt huyết áp cần lưu ý gì?

Người bệnh tụt huyết áp cần phải lưu ý chế độ ăn và chế độ luyện tập phù hợp để cân bằng huyết áp của mình.

4.1 Chế độ ăn uống

Việc thiếu hụt sắt hay vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu là nguyên nhân gây ra tụt huyết áp. Cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho việc tái tạo máu trong các bữa ăn mỗi ngày như trứng gà, thịt bò, thịt gà, rau bina, bông cải xanh, đậu đỗ,  rau ngót, bí đỏ, cá thu, cá hồi hay các loại hải sản khác.

Tránh sử dụng rượu, bia vì những đồ uống này sẽ gây ra giãn mạch máu, mất nước trong cơ thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tụt huyết áp đột ngột.

4.2 Vận động thể dục

Vận động thể dục đều đặn mỗi ngày vừa với sức lực của bản thân sẽ giúp cải thiện tim mạch, tăng khả năng lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng cho người bệnh.  Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để đi bộ, tập yoga hay đạp xe,… sẽ giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp hiệu quả.

5. Xử lý khẩn cấp khi bị tụt huyết áp

Khi gặp người bệnh bị tụt huyết áp bất ngờ, cần phải áp dụng các bước sau đây để cấp cứu:

  • Cần giữ bình tĩnh, đặt bệnh nhân từ từ ngồi hoặc nằm xuống trên mặt phẳng. Nên dùng gối để kê đầu và chân của bệnh nhân lên, nên kê chân lên cao hơn đầu.
  • Cho bệnh nhân uống trà gừng, cafe, nước sâm,… để làm cơ thể người bệnh dễ chịu trở lại. Hoặc có thể cho người bệnh uống nhiều nước lọc để làm kích thích nhịp tim giúp tăng huyết áp lên tạm thời.
  • Có thể cho người bệnh ăn một ít socola, để bảo vệ thành mạch, giữ cho huyết áp được ổn định hơn.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp và được bác sĩ kê thuốc thì nên cho người bệnh uống.
  • Khi tình trạng bệnh cải thiện, cho bệnh nhân ngồi dậy một cách từ từ, cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy.
  • Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

6. Hậu quả của tụt huyết áp

Tình trạng tụt huyết áp có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh có thể lâm vào trạng thái cực kỳ nguy hiểm như:

  • Gặp chấn thương do té ngã, tai nạn bất ngờ, nhất là khi người bệnh đang lái xe, làm việc trên cao hay leo cầu thang.
  • Tụt huyết áp đột ngột có thể gây ra đột quỵ, thiếu máu lên não hay nhồi máu cơ tim.
  • Tụt huyết áp quá mức làm cho cơ thể bị sốc, nguy cơ tử vong rất cao nếu người bệnh không được xử lý kịp thời.
  • Suy giảm chức năng của các cơ quan như suy thận, suy tim, rối loạn tiêu hóa,…
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên hoặc có thể teo não, liệt não.
  • Co giật nhiều lần có thể dẫn đến bệnh động kinh.
Một người phụ nữ đang chống tay vào đầu vì chóng mặt do tụt huyết áp
Tụt huyết áp ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về mẹo chữa tụt huyết áp và các thông tin liên quan tới tụt huyết áp do Quang Minh chia sẻ. Hy vọng các bạn có thể áp dụng để phòng ngừa và xử lý kịp thời tình trạng tụt huyết áp cho bản thân và những người xung quanh.

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top