Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà – 4 mẹo hiệu quả nhất

cô gái bị ngứa do ảnh hưởng thời tiết khi giao mùa

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Thời tiết chuyển mùa là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như viêm mũi, mẩn ngứa, nổi mề đay. Dị ứng thời tiết nếu không chữa trị kịp thời, sẽ liên tục kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu TOP 5 mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả nhất nhé! 

Nguyên nhân bạn bị dị ứng thời tiết

Rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta bị dị ứng thời tiết. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm ngay tại môi trường sống sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn, sản sinh ra histamin – một trong những cơ chế hình thành nên các biểu hiện dị ứng.

Một cô gái với phần da cổ bị  nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết
Hiểu được nguyên nhân ra gây dị ứng thời tiết sẽ giúp bạn tìm được giải pháp thích hợp cho cơ thể

Bên cạnh yếu tố thời tiết gây tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, người bệnh có thể mắc phải tình trạng dị ứng thời tiết do một số nguyên nhân cụ thể sau:

  • Do một số thói quen khi sinh hoạt hằng ngày: Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng không có biện pháp bảo vệ da, thói quen tắm nước quá nóng, ăn quá nhiều thức ăn nóng, không chú trọng vệ sinh cơ thể vào mùa hè, luyện tập thể thao với cường độ quá mạnh khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi…
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng: Những ai có hệ miễn dịch và cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thực phẩm, phấn hoa, thuốc… có nhiều nguy cơ mắc phải dị ứng thời tiết hơn. 
  • Người đang bị suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề, cơ thể khó có khả năng chống chọi với các tác nhân từ môi trường thay đổi. Do đó, dị ứng thời tiết dễ xảy ra hơn. 
Một cô gái mặc áo ấm màu cam bị dị ứng thời tiết, hắt hơi và sổ mũi
Hệ thống miễn dịch suy giảm có nhiều nguy cơ mắc phải dị ứng thời tiết

Dấu hiệu của người bị dị ứng thời tiết

Khi dị ứng thời tiết diễn ra, bạn sẽ mắc phải một số dấu hiệu sau đây:

  • Viêm mũi dị ứng: Là một trong những biểu hiện phổ biến nhất khi bị dị ứng thời tiết. Người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng mũi, khô vùng mũi họng, xốn mắt, thường xuyên hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, gây ra cảm giác mệt mỏi, kém tập trung cả ngày. 
  • Da ửng đỏ, ngứa ngáy: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cơ thể, da có thể ửng đỏ và ngứa dai dẳng theo từng đợt với những mức độ khác nhau.
  • Nổi mề đay: Sau khi da tiếp xúc với không khí có nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, sẽ xuất hiện những mảng mề đay dày cộm, có dấu hiệu phù, có màu trắng hoặc hồng tại những vùng da khác nhau trên cơ thể. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, hạ huyết áp, tinh thần lơ mơ không ổn định phải đưa vào cấp cứu.
  • Chàm bội nhiễm: Cơ địa người bị dị ứng thời tiết có thể bị nổi mẩn đỏ kèm mụn nước li ti, nếu vỡ ra sẽ chảy dịch vàng, xuất hiện vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Bạn cần can thiệp sớm để tình trạng chàm bội nhiễm không lan rộng, kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 
Một người phụ nữ đang dùng tay để gãi vùng da bị mẩn đỏ ngay sau gáy do dị ứng thời tiết
Da nổi mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu phổ biến của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có bị lây không?

Có rất nhiều người thắc mắc liệu dị ứng thời tiết có lây từ người này sang người khác hay không. Câu trả lời là “Không”, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan vào những thời điểm chuyển mùa. Vì những dấu hiệu dị ứng thời tiết hoàn toàn có thể chuyển biến phúc tạp và nặng hơn, khiến hoạt động hằng ngày bị ảnh hưởng, không tốt cho sức khỏe và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất dần năng lượng. Cần phải có biện pháp phòng ngừa cũng như mẹo chữa dị ứng thời tiết ngay tại nhà.

Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà an toàn, hiệu quả nhất

Chữa dị ứng thời tiết bằng nha đam

Trong nha đam có chứa nhiều khoáng chất có lợi và lượng nước dồi dào, có khả năng “tắm mát” cho làn da, chống viêm và làm dịu những dấu hiệu do dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó, lượng vitamin dồi dào có trong nha đam cũng có công dụng chống oxy hóa hiệu quả, làm lành các vết tổn thương trên da.

Với mẹo chữa dị ứng thời tiết, bạn hãy sử dụng phần thịt gel trắng của nha đam để thoa lên da trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng phần nhựa vàng của nha đam vì chúng có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng da dị ứng trở nặng.

Tay người đang sử dụng chất gel trong nha đam để chữa dị ứng thời tiết
Mẹo chữa dị ứng thời tiết: Nha đam có công dụng tốt đối với làn da đang bị dị ứng

Mẹo chữa dị ứng thời tiết: Dùng muối chữa dị ứng thời tiết tại nhà

Muối là nguyên liệu dễ kiếm, có giá thành rẻ và có mặt trong căn bếp của hầu hết mọi gia đình. Với khả năng làm tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, muối có thể giúp làm dịu các dấu hiệu của  làn da đang bị dị ứng thời tiết, kiểm soát mẩn đỏ, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da.

Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho 2-3 thìa cà phê muối vào chậu nước ấm, sau đó dùng nước này để tắm và làm sạch cơ thể thêm 1 lần nữa với nước mát. Lưu ý, không chà xát mạnh trên da vì sẽ làm da bị tổn thương

Điều trị dị ứng thời tiết bằng trà xanh

Một trong mẹo chữa dị ứng thời tiết mà ông bà ngày xưa hay dùng là trà xanh, đây là một trong những bài thuốc đã được ứng dụng từ xa xưa, có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ các chất bẩn trên da, và là nguyên liệu lành tính nên rất dễ sử dụng.

Để giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ của dị ứng thời tiết, hãy ngâm  những lá trà xanh tươi, non trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất. Sau khi để ráo, dùng lá trà xanh đun với nước sôi, đổ ra chậu và hòa với nước lạnh để giữ độ ấm vừa đủ. Dùng nước này để tắm cho cơ thể, dùng bã trà xanh chà xát thật nhẹ nhàng ở những vùng da đang bị dị ứng. 

Uống trà gừng giúp cải thiện dị ứng thời tiết ngay tại nhà

Gừng mang tính ấm, có vị cay nhẹ và mùi thơm dễ chịu, rất hiệu quả trong việc chữa trị đau họng, sổ mũi, đau bụng và đặc biệt là cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết khi nhiệt độ xuống thấp. 

Gingerol có trong gừng có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn tốt. Do đó, hãy duy trì thói quen uống một tách trà gừng ấm nóng mỗi ngày để giảm bớt các triệu chứng trên da khi chuyển mùa. Chì cần cắt lát gừng, cho nước nóng vào và ngâm trong khoảng 10 phút để gừng tiết ra tinh chất. 

Các biện pháp phòng ngừa, mẹo chữa dị ứng thời tiết hiệu quả

Vào thời điểm chuyển mùa, ngoài việc tham khảo các mẹo chữa dị ứng thời tiết bạn nên chuẩn bị một vài biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng da bị dị ứng. Sau đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo: 

  • Tránh tiếp xúc với gió hoặc trời nắng quá gắt. Khi đi ra ngoài nên dùng mũ nón, khẩu trang, áo khoác để che chắn cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa.
  • Không sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…) vì sẽ khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết trên da trở nên trầm trọng hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả tốt cho cơ thể, hạn chế ăn đồ cay nóng…
  • Giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên làm sạch môi trường sống nhằm hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi, các loại thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết tại nhà tốt hơn.
Gia đình vui vẻ cùng nhau ăn nhiều rau xanh
Mẹo chữa dị ứng thời tiết: Thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ sẽ giúp đẩy lùi tình trạng dị ứng thời tiết.

Nhìn chung, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, các triệu chứng sẽ không trở nặng, không kéo dài và có thể chữa trị dễ dàng hơn. Do đó, trong thời kỳ chuyển mùa, bạn nên chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên bổ sung các dưỡng chất có lợi cho đề kháng của cơ thể, tập luyện để nâng cao sức khỏe. Đây chính là cách phòng ngừa dị ứng thời tiết tại nhà tốt nhất. Hy vọng với những mẹo chữa dị ứng trên sẽ giúp bạn trị hết dị ứng tại nhà nhé.

Mẹo chữa dị ứng thời tiết: https://cualuoiquangminh.vn/meo-chua-di-ung-thoi-tiet-tai-nha/

Chia sẻ ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top