Những biểu hiện nào là dấu hiệu mang thai tuần đầu? Khi nào mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên là những câu hỏi mà hầu hết những người chuẩn bị làm mẹ đều thắc mắc. Biết được thời gian có thai sớm nhất nhờ chú ý những thay đổi của cơ thể giúp mẹ bầu có thể chăm sóc thai nhi tốt nhất từ những tuần tuổi đầu tiên, tránh vô tình làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Mục lục
Khi nào mẹ bầu nên khám thai lần đầu tiên?
Khám thai là điều bắt buộc đối với bất kỳ bà mẹ nào nếu mang thai. Thế nhưng, nhiều mẹ vẫn đang thắc mắc không biết đâu là thời điểm thích hợp cho lần khám thai đầu tiên và nên bảo vệ sức khỏe như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu xem mẹ nên khám thai lần đầu tiên của thai kỳ vào thời điểm nào nhé!
Quá trình thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Sau khi có sự hợp thành này, trứng kết hợp với tinh trùng hình thành nên phôi bào và đi vào tử cung để làm tổ. Quá trình này diễn ra trong khoảng dài, do đó trong khoảng từ 1 tuần đến 2 tuần kể từ thời điểm thụ tinh, có thể bạn sẽ không cảm thấy có dấu hiệu gì của việc có thai cũng như việc thử thai có thể cho kết quả không chính xác.
Thông thường, khi phụ nữ có dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên hoặc hai tuần đầu tiên, mẹ có thể thông qua một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết có thể mình đang mang thai. Thông qua những dấu hiệu này, mẹ nên đến thăm khác bác sĩ để nhận biết mình có đang mang thai không.
Các dấu hiệu mang thai tuần đầu
Những dấu hiệu nhận biết đang mang thai những tuần đầu sẽ giúp người mẹ nhận biết được sự thay đổi của cơ thể, giúp nhận biết được mình có thể đang mai thai hay không để thăm khám bác sĩ và có những sự chuẩn bị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai tuần đầu mà bạn cần biết:
Chảy máu âm đạo
Âm đạo bị rỉ máu là tình trạng thường gặp của những tuần đầu mang thai. Tuy nhiên, lượng máu ra từ âm đạo không giống như thời kỳ kinh nguyệt với lượng máu ít hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm đạo bị rỉ máu là do khi ở trong tử cung thai bắt đầu làm tổ gây xuất huyết, làm âm đạo bị rỉ máu.
Đau, tức ngực
Ngực phụ nữ bị đau ngực, tức ngực là dấu hiệu mang thai tuần đầu thường gặp nhất và phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra đến từ nguyên do sự thay đổi của hormone trong cơ thể như hCG và Progesterone giúp cho máu dễ lưu thông và ngực bị sưng lên do sự kích thích của nhiều tế bào. Điều này dẫn đến tình trạng ngực phụ nữ mang thai trong tuần đầu ở trong trạng thái đau ngực, tức ngực.
Mệt mỏi do thay đổi hormone
Trong khoảng thời gian đầu của quá trình mang thai, cơ thể thường sẽ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi và dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ trong mọi thời điểm, không có nhiều sức lực cho hoạt động hàng ngày. Lý do cho tình trạng này xảy ra là do cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai. Tất cả các yếu tố trên tạo thêm cho mẹ cảm giác mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi mang thai hormone trong cơ thể thay đổi nhiều cũng là yếu tố khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn.
Thường xuyên bị chuột rút
Giai đoạn đầu trong quá trình mang thai, khi mà trứng đã kết hợp với tinh trùng làm tổ và xây dựng căn cứ, bám chặt vào thành tử cung. Điều này sẽ khiến cho tử cung bị kéo căng hơn so với mức bình thường gây nên tình trạng chuột rút. Khi mang thai khác với bình thường, tử cung giãn ra lớn hơn để đáp ứng cho thai kỳ bắt đầu quá trình phát triển.
Cảm thấy buồn nôn
Mẹ bầu trong thời gian đầu của thai kỳ thường gặp phải triệu chứng buồn nôn, đây cũng là một dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Thông thường, buổi sáng là khoảng thời gian thường xuyên xuất hiện triệu chứng này nhất, nhất là khi mà mẹ ngửi thấy mùi đồ ăn. Thế nhưng, dấu hiệu này xuất hiện cả ngày và xuất hiện kể cả khi mẹ bầu không ngửi thấy mùi thức ăn.
Màu vú sẫm hơn
Mang thai khiến cho hormone trong cơ thể thay đổi một cách đáng kể. Nhiều hắc tố được tạo thành từ những tế bào biểu bì bên trong vú mẹ, khiến cho màu vú thay đổi. Màu sắc vú chuyển sang đậm hơn, sẫm hơn so với lúc trước. Nhưng đây là triệu chứng không phổ biến trong thời kỳ mang thai đầu, rõ ràng hơn sau khi thai kỳ đã được 10 tuần tuổi.
Đầy bụng, khó tiêu
Khi mang thai, hormone Progesterone thay đổi đáng kể làm cản trở hoạt động của ống tiêu hóa, khiến cho dạ dày dễ bị đầy hơi trong những tuần đầu mang thai. Đây là triệu chứng mang đến sự khó chịu cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu.
Luôn thấy thèm ăn
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần bổ sung rất nhiều Carbohydrate phục vụ cho sự phát triển của thai nhi, kích thích mẹ thèm ăn hơn so với lúc không mang thai. Khi mang thai, nhất là thời kỳ đầu mẹ thường thèm đồ ăn chua hoặc những đồ ăn ngọt. Thông thường, sau khi trải qua thời kỳ buồn nôn, cơ thể mẹ đã thích nghi dần với sự thay đổi của cơ thể và cảm giác thèm ăn sẽ nhanh chóng quay trở lại.
Thường xuyên đau đầu
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng và oxy. Điều này khiến cho máu cần phải lưu thông nhiều hơn so với mức bình thường, dẫn đến tình trạng mẹ bầu xuất hiện các cơn đau đầu ở mức độ nhẹ trong khoảng thời gian mang thai.
Ngoài ra, khi mang thai, mẹ sẽ xuất hiệu tình trạng choáng váng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của hormone hCG trong cơ thể, số lượng hormone tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, trong tuần đầu mang thai mẹ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, táo bón, đầy hơi, tức ngực cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên choáng váng.
Thường xuyên tiểu tiện
Khi mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ phát triển và lớn dần lên so với mức bình thường nhằm thích nghi cho sự phát triển của bào thai. Tử cung to lên khiến cho bàng quang bị chèn ép, dẫn đến hoạt động của thận tăng lên nên xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn so với mức bình thường.
Kinh đến chậm
Dấu hiệu nhận biết có thể mình đang mang thai thông qua việc trễ kinh, thời gian trễ kinh nhận biết mang thai phổ biến trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ có kỳ kinh nguyệt không đều hay thưa hay những người không nhớ được chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh. Điều này đồng nghĩa với việc không phải cứ trễ kinh là mang thai.
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu nêu trên vô cùng quan trọng, bởi những tuần đầu tiên là thời gian bào thai yếu nhất, cần được chăm sóc cẩn thận. Sau khi nghi ngờ mang thai, các mẹ hãy đến cơ sở phụ khoa uy tín để kiểm tra và thăm khám sức khỏe.
Nguồn: medlatec.vn/tin-tuc/chia-se-mot-so-cach-nhan-biet-dau-hieu-mang-thai-tuan-dau-s74-n29562
Bài viết liên quan: