Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Những biến chứng và cách phòng ngừa bệnh

ảnh bìa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Bệnh thủy đậu là bệnh dịch dễ dàng lây từ người sang người. Mỗi năm sẽ có đợt dịch thủy đậu lây lan trong cộng đồng. Trẻ em có sức đề kháng yếu, nên không tránh khỏi bệnh. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể gây biến chứng mà cha mẹ cần lưu ý. Cùng tìm hiểu bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì? Những biến chứng và cách phòng ngừa bệnh qua bài viết sau.

Tổng quan về bệnh thủy đậu

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em: Em bé bị bệnh thủy đậu có nhiều nốt đỏ trên mặt
Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất phổ biến thường xuất hiện vào mùa xuân

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da được gây ra bởi vi rút Varicella Zoster. Theo ghi nhận có hơn 90% người dân chưa được tiêm phòng vaccine có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân ở đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ở người lớn, đặc biệt với phụ nữ có thai.

Bệnh này có tốc độ lây truyền nhanh, truyền trực tiếp từ người này sang người kia. Con đường lây truyền bệnh thường qua không khí, người khỏe mạnh sẽ bị bệnh nếu mắc nước bọt từ bệnh nhân thủy đậu khi họ hắt hơi, ho,… Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bùng lên thành ổ dịch.

Ngoài ra, thủy đậu có thể lây từ vết thương bị bỏng khi chúng vỡ ra hoặc vùng da tổn thương, lở loét từ bệnh nhân thủy đậu. Đặc biệt, phụ nữ có thai bị thủy đậu có nguy cơ lây truyền cho thai nhi rất cao thông qua nhau thai.

Bệnh thủy đậu có triệu chứng gì?

Những dấu hiệu bệnh thủy đậu được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát: tương tự như những trường hợp nhiễm vi rút khác, bệnh nhân có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ,… Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường không có dấu hiệu cảnh báo bệnh.
  • Giai đoạn phát bệnh: trên người bệnh nhân nổi những “nốt rạ”. Đặc điểm của nốt rạ này là kích thước nhỏ hình tròn xuất hiện trong khoảng 12 – 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Những nốt rạ này có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc rải rác vài nơi. Số lượng trung bình ở bệnh nhân thủy đậu thường là 100 – 500 nốt.

Trong nốt rạ có chứa vi rút thế nên khi tiếp xúc trực tiếp với dịch có trong nốt rạ sẽ bị lây nhiễm thủy đậu. Đối với trường hợp mụn nước tự khô biến thành vảy sẽ tự hết trong khoảng 4 – 5 ngày. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài trong vòng 5 – 10 ngày khiến các bé phải nghỉ học.

Cần lưu ý rằng, nếu không được kiểm soát và chữa trị đúng cách bệnh thủy đậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng máu, xương/khớp, thậm chí là viêm phổi, viêm não,…

Biến chứng nguy hiểm mà bệnh thủy đậu gây ra

Người phụ nữ mang thai bị thủy đậu, đang được bác sĩ siêu âm bụng
Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được xem là lành tính thế nhưng vẫn có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp lúc. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong: tình trạng này dễ gặp ở trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em do trẻ khó kiểm soát gây vỡ mụn nước hay bong tróc làm nhiễm trùng, nổi mủ và lở loét.
  • Viêm não và viêm màng não: biến chứng dễ gặp ở người lớn và cả trẻ em. Biến chứng này thường gặp sau khi bóng nước nổi 7 ngày. Thế nhưng người lớn có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn trẻ em. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: dễ mắc ở người lớn với các dấu hiệu như ho nhiều, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực và khó thở.
  • Thủy đậu chu sinh: biến chứng có ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau khi sinh từ 2 – 5 ngày rất nguy hại đến thai nhi. Trẻ có thể lây nhiễm bệnh từ mẹ hoặc mắc khuyết tật, tử vong.
  • Bệnh zona thần kinh: bệnh tuy đã khỏi thế nhưng vi rút thủy đậu vẫn còn bám ở rễ dây thần kinh. Nếu hệ thần kinh suy yếu, vi rút này sẽ hoạt động trở lại và gây nên bệnh zona thần kinh.

Cách ứng phó bệnh thủy đậu ở trẻ em

Những gợi ý sau đây giúp các ông bố bà mẹ có thể chăm sóc trẻ đúng cách và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh cũng như giúp bé mau khỏi bệnh:

  • Trẻ em bị bệnh thủy đậu cần nằm phòng cách ly áp lực âm để ngăn ngừa lây nhiễm cho người lành. Sau khi xuất viện vẫn cần được cách ly đến khi khỏi bệnh hẳn.
  • Người nuôi bệnh phải đeo khẩu trang N95 (đối với người chưa mắc thủy đậu) và đeo khẩu trang ngoại khoa (đối với người có tiền sử mắc bệnh hay đã tiêm ngừa thủy đậu). Khi đưa trẻ đến khám chuyên khoa hoặc thực hiện các thăm dò cũng cần đeo khẩu trang cho bé. Ngoài ra cần vệ sinh trước và sau khi chăm sóc cho bé.
  • Sử dụng dung dịch xanh – methylen hay castellani bôi lên các mụn nước hoặc vết phỏng đã vỡ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ gãi khiến mụn nước và vây mủ ra vùng da lân cận. Tốt nhất nên cho trẻ đeo bao tay vải tránh tác động vào mụn nước.
  • Kết hợp thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh sạch sẽ mũi họng mỗi ngày với nước muối sinh lí 0,9%.
  • Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thấm mồ hôi và đặc biệt giữ vệ sinh da cho trẻ đề phòng biến chứng không mong muốn. Tắm cho trẻ bằng nước ấm và thay áo quần ngay trong phòng tắm.
  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây.
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt với khăn, ly, muỗng, đũa,…
  • Tránh tiếp xúc với khu vực đông người để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Hạn chế ra gió vì cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và làm cho bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Phòng tránh bệnh thủy đậu bằng cách nào?

Em bé đang được bác sĩ tiêm vacxin thủy đậu
Tiêm vacxin phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả

Hiện nay, y học đã cung cấp loại vắc xin ngăn ngừa thủy đậu hiệu quả. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần phải được tiêm ngừa bệnh thủy đậu. Bố mẹ có con nhỏ cần theo dõi và cho trẻ tiêm ngừa theo đúng lịch:

  • Mũi 1: thực hiện khi trẻ được 1 tuổi.
  • Mũi 2:
    • Từ 1 đến 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là tháng.
    • Sau 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là 30 ngày.

Đối với trường hợp chưa tiêm ngừa bệnh thủy đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu phải đi tiêm ngừa ngay trong vòng 3 ngày. Lưu ý không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào mụn nước của người mắc thủy đậu.

Bệnh nhân thủy đậu phải được cách ly với những người trong gia đình và cộng đồng. Phòng ở của bệnh nhân thủy đậu phải được vệ sinh sạch sẽ với dung dịch tẩy rửa.

Tóm lại, bệnh thủy đậu ở trẻ em cần được cha mẹ chú ý và chữa trị đúng cách. Cha mẹ cần lưu ý cách phòng ngừa để tránh bị lây nhiễm cho chính mình và các bé. Hy vọng những thông tin bên trên về bệnh thủy đậu ở trẻ em và những biến chứng, cách phòng ngừa bệnh đã giúp ích cho bạn.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-thuy-dau-o-tre-em-va-nhung-dieu-bo-me-can-biet-s195-n18460

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: https://cualuoiquangminh.vn/benh-thuy-dau-o-tre-em/

Chia sẻ ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top