Bệnh thủy đậu kiêng gì? 7 điều cần tránh khi mắc thủy đậu

Bé gái sợ hãi trước hình ảnh một người đang mắc bệnh thủy đậu

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi, nó có tính lây truyền nhanh nên dễ dàng bùng phát thành dịch. Người mắc bệnh thủy đậu cần được điều trị tích cực bằng thuốc và thực hiện nghiêm khắc các kiêng cữ trong sinh hoạt. Vậy những người bị bệnh thủy đậu kiêng gì? Phải điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Quang Minh đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây.

1. Bệnh thủy đậu nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng

Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra, rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp (dịch của nốt phỏng), qua đường hô hấp (dịch mũi họng).

Khi mắc, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, sau đó các nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên da.

Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân và những vùng khí hậu nhiệt đới thì tỷ lệ người mắc nhiều hơn. 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh là:

  • Mụn nước sẽ viêm nhiễm và hình thành sẹo lõm, mất thẩm mỹ.
  • Gây viêm phổi.
  • Gây viêm não. 
  • Rối loạn tâm thần, hôn mê.
  • Thai nhi có thể sẽ bị dị tật bẩm sinh nếu thai phụ bị thủy đậu.
  • Trẻ sơ sinh bị thủy đậu tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Vì thế, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám khi có dấu hiệu của bệnh.

vùng bụng của bé bị nổi nhiều nốt đỏ thủy đậu
Nốt đỏ mọng nước là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu

2. Bị thủy đậu kiêng gì? 7 lưu ý cho người mắc thủy đậu

Với bệnh này, chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Vậy thủy đậu kiêng gì? Dưới đây là những lưu ý cần tuyệt đối tránh khi mắc bệnh:

2.1. Bị thủy đậu hạn chế tiếp xúc với người khác

Thủy đậu rất dễ lây truyền nên người bị bệnh cần tránh những nơi đông người để tránh phát tán virus và lây lan cho người khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh bùng phát thành dịch.

2.2. Không dùng tay chạm vào nốt thủy đậu

Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nhất là ở những mụn nước to. Nếu gãi, mụn nước bị vỡ, dịch sẽ chảy ra vùng da lành và gây nốt phỏng ở đó. Do đó, dù khó chịu nhưng người bệnh cần hạn chế sờ vào nốt phỏng, hạ chế gãi để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

bé đang được mẹ bế quay lưng ra với phần lưng nổi đầy nốt đỏ thủy đậu
Không để trẻ cào gãi nốt thủy đậu để tránh nhiễm trùng nặng hơn

2.3. Cách ly đồ dùng cá nhân

Đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,… của bệnh nhân cũng phải được vệ sinh thật kỹ và để riêng với đồ đạc của các thành viên khác để tránh lây lan.

2.4. Bị thủy đậu kiêng gì khi điều trị?

Nhiều người thường lấy lá chè xanh, lá bàng để tắm cho người bệnh với hy vọng nhanh khỏi. Tuy nhiên, trong những lá này thường có tanin, dễ làm cho da bị tổn thương hơn, dị ứng và nhiễm trùng, nhất là làn da mỏng mang của trẻ nhỏ. Chỉ nên điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

em bé đang ngồi trong chậu tắm được mẹ cọ rửa cho
Không tắm lá cho người đang mắc bệnh thủy đậu

2.5. Kiêng các loại thực phẩm có mùi tanh

Người mắc bệnh thủy đậu kiêng thực phẩm? Đó là những loại như tôm, cua, cá,… rất dễ gây kích ứng trên da, khiến quá trình da hồi phục lâu hơn, thậm chí để lại sẹo mất thẩm mỹ.

2.6. Tạm thời ngừng ăn thực phẩm cay nóng

Những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi, hành, mù tạt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đồng thời, khiến những cơn ngứa ngày ngày càng nhiều và khó chịu.

chiếc muỗng bằng gỗ đang đựng đầy hạt muối hình lập phương
Người mắc bệnh thủy đậu kiêng thực phẩm có nhiều muối để mau lành bệnh

2.7. Không uống sữa và hạn chế thực phẩm làm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn bởi chúng tăng kích thích da tiết nhờn.

3. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Một trong những điểm gây mất thẩm mỹ nhất của thủy đậu là để lại sẹo, nhất là các mụn nước lại mọc nhiều ở vùng mặt, chân tay. Vậy người bệnh thủy đậu kiêng gì để nốt phỏng không tạo thành sẹo?

Để tránh tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định bôi thuốc Acyclovir để đặc trị nhiễm trùng do virus. Thuốc sẽ ức chế sự phát triển và lan rộng của virus, giúp vết thương mau lành và chống bội nhiễm trên da. Ngoài ra, xanh Methylen cũng là loại thuốc quen thuộc, dùng để bôi lên các mụn phỏng, có tính sát khuẩn nhẹ, tránh sự lây lan của virus, giúp các vết thương mau đóng vảy và khô nhanh. Bệnh nhân chú ý không được bôi thuốc đỏ hay penicillin.

Khi các nốt phỏng đã lên da non màu hồng nhạt, bệnh nhân có thể bôi kem nghệ trong 3 – 4 ngày đầu để trị sẹo, tránh để lại vết thâm. Sau đó, có thể dùng nghệ tươi thay cho kem nghệ.

4. Đừng xem nhẹ bệnh thủy đậu

Nhiều người vẫn thường có một số quan niệm sai lầm với bệnh thủy đậu, cụ thể như sau:

4.1. Bệnh thủy đậu có thể gây sảy thai

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi những biến chứng của thủy đậu có thể rất nặng nề, thậm chí là tử vong. Nếu bà bầu bị thủy đậu, có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi. Do đó, khi mắc bệnh, để hạn chế tối đa biến chứng, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

4.2. Tiêm ngừa bệnh thủy đậu là điều vô cùng cần thiết

Trên thực tế, có tới hơn 80% người không tiêm phòng thủy đậu sẽ bị mắc bệnh. Do đó, việc tiêm ngừa không chỉ được khuyến cáo với trẻ em, đối tượng mắc bệnh chính, mà còn cả ở những người lớn chưa được tiêm ngừa. Tiêm ngừa đầy đủ, không chỉ giúp bản thân phòng tránh bệnh mà còn ngăn chặn việc lây lan cho những người thân, người xung quanh, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

bác sĩ đang rút vắc xin tiềm ngừa thủy đậu vào ống xi lanh
Tiêm phòng là biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả

4.3. Giữ cơ thể mát mẻ, thoải mái khi mắc bệnh

Khi bị thủy đậu, nhiều người thường nghĩ phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, việc này có thể mang lại tác dụng ngược lại.

Việc kiêng gió, kiêng nước có thể khiến bệnh nhân nóng bức, tăng tiết mồ hôi, làm tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân cần được tiến hành bình thường, chỉ tránh kỳ cọ mạnh gây tổn thương cho làn da và làm vỡ các nốt phỏng. 

5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp sau để ngăn chặn sự lây lan của thủy đậu:

  • Vệ sinh nhà cửa, trường học thường xuyên.
  • Rửa tay bằng xà phòng hàng ngày.
  • Sử dụng đồ sinh hoạt riêng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa mũi họng hàng ngày.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, nhất là trẻ em.

Khi đã tiêm vắc xin, nếu bị bệnh thì cũng bị nhẹ, ít nốt phỏng và thường không xảy ra biến chứng.

Vừa rồi là những thông tin về bệnh thủy đậu và 7 lưu ý dành cho người mắc bệnh thủy đậu. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì để tăng sức đề kháng cho mau lành bệnh. Nếu gặp phải khó khăn trong quá trình điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: medlatec.vn/tin-tuc/thuy-dau-kieng-gi-va-dieu-tri-nhu-the-nao-de-benh-nhanh-khoi-s195-n21256

FAQ

Người bệnh thủy đậu cần lưu ý gì?
Tránh tiếp xúc với người khác
Không dùng tay chạm vào nốt thủy đậu
Không dùng chung đồ cá nhân
Không tắm nước lá theo dân gian
Kiên thực phẩm có mùi tanh
Hạn chế ăn đồ cay nóng
Không uống sữa và các thực phẩm từ sữa

Chia sẻ ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top