Bạn đã biết về 8 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả? Trẻ sơ sinh bị thường bị sôi bụng là trường hợp rất phổ biến ở giai đoạn đầu sau sinh, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng mà chưa tìm ra giải pháp. Vậy hiện tượng này là gì, dấu hiệu, nguyên nhân từ đâu và cách xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục [hide]
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng của bé phát ra âm thanh ọc ọc ở giai đoạn đầu sau sinh. Đây là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 3 đến 18 tuần tuổi. Tuy sôi bụng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé đau đớn, quấy khóc và đi ngoài nhiều. Một số dấu hiệu dưới đây cần lưu ý khi nghi ngờ trẻ sơ sinh bị sôi bụng:
- Bụng của bé phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc khó chịu
- Bé bị nôn trớ, ọc sữa
- Bé bỏ bú, quấy khóc vào ban đêm
- Bé bị tiêu chảy, đi ngoài
- Bé bị đầy hơi, chướng bụng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do trong quá trình tiêu hóa các bé có thể bị tắc nghẽn, lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc một vài vị trí khác. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé
Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Thời điểm sau khi sinh, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chưa thích nghi được với sữa công thức, thậm chí là sữa mẹ. Trong trường hợp này, các mẹ cần cẩn thận khi lựa chọn các loại sữa cho bé. Ngoài việc chọn đúng loại sữa phù hợp, các mẹ nên vệ sinh bình đựng sữa sạch sẽ để tránh tình trạng các bé nuốt vào một lượng bọt khí và vi khuẩn lớn dẫn tới sôi bụng.
2. Không hấp thụ Lactose
Lactose là một loại đường phức có trong thành phần của nhiều dòng sữa công thức hiện nay. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có khả năng lớn là do bé thiếu tương thích hoặc không thể hấp thụ loại đường này. Dẫn đến trào ngược dạ dày hoặc sôi đường ruột làm bé cảm thấy bị khó chịu.
3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Nếu một người mẹ ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, những thực phẩm cay nóng nhiều gia vị, trẻ sơ sinh sẽ hay bị sôi bụng nhiều hơn bình thường. Vì thế, trong quá trình cho con bú, các mẹ bỉm nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể ổn định, từ đó cũng giúp hạn chế tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh khi dùng sữa mẹ.
8 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Các mẹ bỉm nên biết sôi bụng là hiện tượng sinh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh do các cơ quan tiêu hóa của bé đang trong quá trình làm quen với thức ăn và các chất dinh dưỡng. Khi gặp trường hợp này, các ông bố bà mẹ nên tránh nóng vội mà hãy tìm những giải pháp từ những nguyên liệu đơn giản có ngay trong nhà để chữa cho bé, 8 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh dưới đây, an toàn và hiệu quả mà các mẹ bỉm có thể áp dụng.
1. Dùng hành hoặc tỏi nướng
Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng hành hoặc tỏi nướng như một phương pháp chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh nhanh chóng và an toàn. Trong hành tỏi chứa rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên làm giảm thiểu vi khuẩn hại tồn đọng trong đại tràng của bé. Cách làm được thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Nguyên liệu: 1 củ hành hoặc tỏi sạch
- Sau khi nướng, ta đặt lên phần rốn của trẻ
Lưu ý: Không nên đặt trực tiếp hành hoặc tỏi nướng lên rốn của trẻ vì da bé vốn nhạy cảm. Bạn có thể đặt một tờ khăn giấy mỏng rồi để chúng lên. Đối với trẻ trên 6 tháng, bạn có thể để một lượng nhỏ tỏi vào thức ăn hàng ngày cho bé để giảm thiểu tình trạng sôi bụng này.
2. Dùng nước tỏi
Một mẹo chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh khác đó chính là dùng nước tỏi. Cách này có thể áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm. Cách làm vô cùng đơn giản với nguyên liệu gồm: 30g tỏi, 10g đường phèn và 100ml nước ấm. Tỏi chúng ta sơ chế sạch, bỏ vỏ và thêm chút đường phèn, pha thêm chút nước ấm hòa tan, chắt lấy nước cốt và cho bé uống 2 lần/ngày. Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp hạn chế tình trạng sôi bụng ở trẻ rất tốt.
3. Dùng nước sắc vỏ quýt
Vỏ quýt từ lâu vẫn là bài thuốc được dùng phổ biến trong Đông Y cổ truyền vô cùng hiệu quả, chữa trị các bệnh về ho đờm, viêm phế quản, chướng bụng và tiêu hóa. Vỏ quýt hay được gọi là trần bì, có tính ôn hòa, vô cùng thích hợp cho việc chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Sử dụng nguyên liệu là một ít vỏ quýt, sau khi rửa sạch cho vào đun trong nồi khoảng 15 – 20 phút. Để nguội rồi lược bã cho bé uống khi còn ấm.
Lưu ý: Để thuận tiện hơn, các mẹ có thể chuẩn bị sẵn vỏ quýt, đem phơi khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh, khi cần có thể lấy ra dùng ngay, vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
4. Dùng nước gừng
Theo Đông y, gừng là bài thuốc có vị cay ấm nóng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, chữa sôi bụng và giải độc hiệu quả. Có rất nhiều cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh từ gừng mà bạn có thể áp dụng như: Cho trẻ nhai trực tiếp vài lát gừng tươi, ngậm rồi nuốt hoặc cho trẻ uống nước gừng mật ong ấm (chỉ áp dụng thêm mật ong với trẻ lớn hơn 1 tuổi). Sử dụng gừng mỗi ngày trong các món ăn hoặc pha làm nước uống vừa tốt cho sức khỏe, vừa ngăn chặn tình trạng sôi bụng ở bé.
5. Dùng nước lá tía tô
Lá tía tô là loại lá được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền, không chỉ hiệu quả với người lớn mà còn giúp bé giải độc, cải thiện đầy hơi khó tiêu. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 300g tía tô, bao gồm cả thân và lá. Sau khi rửa sạch lá tía tô, đem giã lấy nước và chưng cách thủy, đợi nguội bớt rồi cho bé uống. Dùng 1 lần/ngày giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và không còn bị sôi bụng, khó tiêu.
6. Dùng lá trầu không
Lá trầu không là loại lá giúp kích thích thắt cơ vòng bụng, từ đó đường ruột sẽ tự tống bọt khí dư thừa ra ngoài, giúp bé chữa sôi bụng vô cùng hiệu quả. Đối với mẹo này chúng ta sẽ có 2 cách để thực hiện như sau:
Cách 1: Lá trầu không sau khi rửa sạch rồi hơ nóng trên lửa hoặc lò vi sóng đến khi mềm, sau đó vuốt bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới, thực hiện động tác khoảng 5 phút.
Cách 2: Đắp lá trầu không đã hơ nóng lên rốn trẻ, lấy khăn sạch cố định và để tầm 15 phút. Làm 3 ngày liên tục sẽ mang lại hiệu quả. Đối với trẻ em trên 1 tuổi có thể nhai 2 – 3 lá trầu không.
Lưu ý: Nên hơ nóng trầu không rồi thử trước bằng tay để xem độ ấm, tránh gây bỏng cho da bé.
7. Cho bé uống nước chanh nóng
Nước chanh nóng là mẹo chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh rất tốt, dễ làm, nhanh chóng không chỉ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, còn giảm chướng bụng đầy hơi. Các mẹ có thể pha cho bé nước chanh ấm uống vào buổi sáng mỗi ngày. Không chỉ giúp hạn chế tình trạng sôi bụng mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé.
8. Xoa bóp bụng, chườm túi hoặc khăn nóng
Cuối cùng, xoa bóp cũng là mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh chúng ta có thể sử dụng. Các mẹ hãy chuẩn bị các loại thảo dược để trong túi chườm hoặc khăn ấm rồi đem xoa bóp quanh bụng trẻ. Cách này có thể áp dụng thường xuyên để tiêu hóa của bé được tốt hơn.
Lưu ý: Khi áp dụng các mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh nói trên, các mẹ bỉm cần biết rằng các phương pháp trên đều cần test trên da người lớn trước để biết nhiệt độ phù hợp, tránh vấn đề bị bỏng trên làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh do nhiệt cao. Chỉ dùng mật ong cho trẻ > 1 tuổi.
Cách phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Ông bà ta vẫn thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, các mẹ bỉm nên phòng tránh nguy cơ sôi bụng ở trẻ sơ sinh đúng cách và phù hợp, có thể tham khảo một số cách phòng tránh dưới dây:
- Điều chỉnh lại tư thế bú phù hợp
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hợp lý không dầu mỡ và các chất gây hại
- Theo dõi lượng sữa cho vào cơ thể bé, kiểm tra xem con có bị thiếu tương thích với lactose hay không
- Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ đường tiêu hóa còn non yếu trong những năm tháng đầu đời
Bài viết trên đã cung cấp 8 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả. Qua đó, cho các mẹ bỉm nhận thấy dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Hãy áp dụng ngay để bé con nhà bạn có một hệ tiêu hóa tốt và một đường ruột khỏe mạnh nhé!
Bài viết liên quan: