Thuốc xịt muỗi là phương pháp đuổi muỗi phổ biến được nhiều người áp dụng. Chúng góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, virus Zika, sốt rét, vàng da, viêm não Nhật Bản… Tuy nhiên giải pháp chống muỗi này cần thực hiện đúng cách, đúng thời điểm để phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc vì chúng cũng tìm ẩn nhiều tác dụng phụ, độc hại cho sức khỏe.
Mục lục
1. Thuốc xịt muỗi là gì? Có những nhóm gốc nào?
Thuốc xịt muỗi là sản phẩm diệt và đuổi muỗi nhanh được nhiều gia đình lựa chọn. Hiện tại thuốc xịt muỗi được chia thành 3 nhóm chính là nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc pyrethrine.
- Nhóm có gốc clo hữu cơ: là tập hợp của các nhóm chất hóa học gồm α-BHC, DDT, DDD, DDE, chlordane, heptachlor, lindane, aldrin, dieldrin, endosulfan, endrin và toxaphene. Các chất này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, tồn đọng lâu trong nước. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh và con người.
- Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ: Được tạo thành từ 2 hợp chất Malathion và Parathion. Hợp chất này tiêu diệt côn trùng bằng cách tác động vào tế bào thần kinh làm chúng bị yếu cơ, choáng váng và chết đi.
- Nhóm có gốc Pyrethrine: xuất phát từ các loại hạt cây cúc Ba Tư (tên gọi khác là Cúc trừ sâu). Chúng sẽ tấn công vào khu thần kinh của muỗi, hạn chế tác động đến chim chóc, động vật có vú.
Hiện tại 2 nhóm thuốc trên có khả năng cao gây nguy hiểm, độc hại đến sức khỏe con người lẫn môi trường sống nên đã bị cấm. Còn thuốc xịt muỗi thuộc nhóm Pyrethrine đã được thử nghiệm lâm sàng trên 3 miền và cho kết quả an toàn hơn. Chính vì thế chúng đã được Bộ Y tế cấp phép dùng để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết cộng đồng.
Có nhiều cách dùng thuốc xịt muỗi bảo vệ sức khỏe cả nhà. Theo có bạn có thể xịt thuốc muỗi bằng sản phẩm bình xịt muỗi, côn trùng bán trên thị trường. Ngoài ra còn có dạng phun thuốc trong cộng đồng theo chỉ định của ngành Y tế sử dụng máy ULV. Một loại thuốc xịt muỗi khác chính là xịt trực tiếp vào làn da để đuổi muỗi tránh xa cơ thể. Cả 3 biện pháp này cần sử dụng đúng hướng dẫn, liều lượng và cẩn thận để không ảnh hưởng sức khỏe.
2. Thời điểm dùng thuốc xịt muỗi đạt hiệu quả cao
Để thuốc xịt muỗi đạt hiệu quả cao bạn cần lưu ý vào thời gian hoạt động của muỗi. Khi xịt đúng thời điểm số lượng muỗi nhiễm độc sẽ tăng lên và chế nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn canh sai thời gian xịt thuốc sẽ khiến muỗi bị nhờn thuốc, số lượng tiêu diệt được không nhiều và gây lãng phí thuốc.
Được biết mỗi loại muỗi thời gian hoạt động sẽ khác nhau. Muỗi Aedes (tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết) thường hoạt động và ban ngày, mạnh nhất là thời điểm buổi sáng. Chính vì thế nên dùng thuốc xịt muỗi vào buổi sáng và trước khi mặt trời lặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngược lại đối với muỗi Culex tritaeniorhynchus (tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản) thường sinh sản vào ban ngày, hoạt động mạnh vào ban đêm. Để tiêu diệt loài muỗi này hiệu quả bạn nên dùng thuốc xịt muỗi từ 19 – 22 giờ đêm.
Theo các chuyên gia Y tế bạn có thể phun thuốc vào thời gian 10 giờ sáng hoặc chạng vạng tối. Nên canh xịt vào thời điểm đứng gió, không mưa. Bởi đây là lúc chúng hoạt động mạnh nhất khi phun sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Xịt thuốc diệt muỗi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Như đã nói trên trong thuốc xịt muỗi thường có thành phần hóa học. Chúng tạo tác động đến hệ thần kinh và gây tê liệt cho loài muỗi, côn trùng. Tuy chưa đủ mạnh để tác động ngay đến sức khỏe nhưng về lâu dài thuốc xịt muỗi cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Mặc khác đối với những người có sức khỏe yếu, dễ nhạy cảm khi hít phải thuốc xịt muỗi có thể dẫn đến dị ứng. Đặc biệt nên cẩn thận với đối tượng đặc biệt như người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Theo các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, việc thường xuyên hít phải các thành phần hóa học trong thuốc xịt muỗi có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa. Đặc biệt, thuốc xịt muỗi cũng tác động không nhỏ đến đối tượng trẻ nhỏ. Trường hợp nhẹ có thể xuất hiện kích ứng da, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp… Khi tiếp xúc lâu dài còn gây nguy cơ mắc ung thư, các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
4. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc xịt muỗi
- Trước khi dùng thuốc xịt muỗi bạn nên đậy kín các loại thức ăn hoặc cho chúng vào tủ lạnh, di chuyển người, vật nuôi, đồ đạc, quần áo ra khỏi nhà hoặc khu vực xịt.
- Sau khi phun thuốc diệt muỗi khoảng 1 giờ mới vào nhà. Điều này đảm bảo lượng thuốc đã khuếch tán, vơi đi trong không gian.
- Đối với các đối tượng đặt biệt như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền nên rời khỏi khu vực từ 2 tiếng trở lên.
- Sau khi vào nhà nên mở cửa sổ, vệ sinh nhà cửa bằng cồn y tế, các dung dịch tẩy rửa phòng, bật quạt tạo sự thông thoáng.
- Đối với sản phẩm thuốc xịt muỗi trực tiếp vào người nên chọn loại có thành phần thiên nhiên, chất lượng, uy tín.
- Khi xịt muỗi cần mang găng tay, khẩu trang, các dụng cụ bảo hộ cần thiết.
- Xem kỹ hướng dẫn sử dụng và phun xịt đúng cách.
- Chỉ phun xịt sản phẩm với lượng vừa đủ, không lạm dụng thường xuyên.
- Để bình xịt tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
- Sau khi phun xịt nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để tránh hóa chất bám vào người.
- Trường hợp người có cơ địa quá nhạy cảm có thể gặp các biểu hiện hắt hơi, đỏ mắt, buồn nôn, ho, mẩn ngứa… Khi gặp tình huống này bạn nên rửa nước sạch nhiều lần, rời khỏi nhà, không dỡ cần đến cơ sở y tế ngay.
5. Điểm hạn chế khi dùng biện pháp phun xịt thuốc diệt muỗi
- Chỉ mang tính thời điểm, tác dụng nhất thời. Không những thế về lâu dài chúng có ảnh hưởng nhất đến đến sức khỏe, môi trường sống.
- Thời gian thuốc phát huy tác dụng ngắn, không gian hẹp, không thể tiêu diệt hết muỗi.
- Đối với các loại máy phun xịt cần có kỹ năng sử dụng, liều lượng, tốc độ phun xịt.
- Xịt thuốc diệt muỗi có thể gây dị ứng đối với người nhạy cảm. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người bệnh tim mạch, huyết áp…
- Tốn kém nhiều chi phí nhưng không thể dứt điểm được muỗi tấn công gây bệnh truyền nhiễm.
- Mất thời gian, công sức phun xịt, dọn dẹp lại nhà cửa.
- Thực hiện không kỹ có thể ảnh hưởng đến vật nuôi như chim, tằm, gà con… làm thất thoát tài sản.
6. Cách phòng ngừa và chống muỗi an toàn
Hiện tại ngành Y tế đã có vaccine và thuốc điều trị các bệnh do muỗi gây ra. Tuy nhiên yếu tố “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn luôn được mọi người đề cao. Theo đó để ngăn ngừa muỗi mỗi khi vào mùa dịch bệnh là rất quan trọng.
- Dọn dẹp xung quanh nhà, lật úp các dụng vật dụng không dùng lại không để ứ nước. Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng.
- Thả cá vào bồn nước để chúng ăn hết lăng quăng, bọ gậy. Dọn dẹp rác thải giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tủ quần áo, sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
- Mặc quần áo tay dài, thả màn khi ngủ.
- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, tắm gội thường xuyên vì muỗi rất dễ bị thu hút bởi mùi hôi cơ thể.
- Áp dụng phương pháp chống muỗi bằng thiên nhiên như dầu gió, chanh… đơn giản, tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.
- Bạn có thể lắp đặt cửa lưới chống chống để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe gia đình. Bởi sản phẩm này không chứa chất độc hại, có thể ngăn muỗi và con trùng bay vào nhà. Bạn có thể tự tin mở cửa đón gió, hòa nhập với thiên nhiên trong lành.
Thuốc xịt muỗi có tác dụng đuổi muỗi tức thì hiệu quả tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế bạn nên sử dụng hạn chế, đúng liều lượng và ghi nhớ các lưu ý quan trọng phía trên. Nếu có thể bạn nên lựa chọn phương pháp an toàn hơn để chống muỗi, bảo vệ tốt sức khỏe gia đình.