Đau thần kinh tọa là vấn đề thường gặp ở những người trên 30 tuổi. Cơn đau thường xuyên làm người bệnh mệt mỏi, lâu dài có thể ảnh hưởng đến các chức năng vận động. Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa có thể làm giảm các triệu chứng ban đầu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn biết những cách áp dụng mẹo hiệu quả.
Mục lục
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là một tình trạng khá phổ biến do kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa, dây thần kinh dài nhất của cơ thể bắt nguồn từ phần dưới cột sống thắt lưng đến các ngón chân. Khi mắc phải, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan từ cột sống lưng, mông, cơ đùi và cả các ngón chân. Tùy theo mức độ của bệnh mà cơn đau đến đột ngột hay âm ỉ kèm cảm giác tê, nóng rát ở vị trí đau.
Các nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa là do kích thích, viêm, chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng dưới hoặc vùng mông. Những việc dẫn đến nguyên nhân trên là do hoạt động không đúng tư thế, thoát vị đĩa đệm (trường hợp phổ biến nhất), hội chứng cơ tháp (cơ mông bị siết chặt bao quanh dây thần kinh), hẹp ống sống (hẹp ống sống tạo áp lực lên dây thần kinh), trượt đốt sống (trượt đốt sống, thu hẹp lối ra của dây thần kinh),…
Đau thần kinh tọa không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, việc đau kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh, chức năng vận động bị suy giảm hay nguy hiểm hơn là mất hoàn toàn cảm giác ở chi dưới. Khi bạn biết thêm về lý do tại sao cơn đau thần kinh tọa bùng phát, bạn có thể áp dụng một hoặc tất cả các phương pháp điều trị tại nhà sau đây để giảm đau.
5 mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Bài tập hạn chế cơn đau thần kinh tọa
Việc thực hiện các bài tập nhẹ hàng ngày không những làm giảm cơn đau hiệu quả mà còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe. Chỉ cần dành ra 15 – 20ph mỗi ngày để thực hiện những động tác dưới đây sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các tình trạng đau nhức, tê rát.
- Bài tập lưng – bụng: Đứng khép thẳng 2 chân lại với nhau, giơ hai tay lên cao và hít thật sâu, sau đó gập cúi người xuống sao cho ngón tay chạm vào mu bàn chân, giữ tư thế trong khoảng 10s. Thực hiện động tác khoảng 15 lần.
- Bài tập cơ đùi: Đứng thẳng người, đưa chân lên một vật cao hơn như bậc thang hay ghế. Từ từ vươn người về phía trước và giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Đổi chân và thực hiện động tác khoảng 10 lần mỗi chân.
- Bài tập cột sống: Giữ tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân. Vòng tay qua ôm một đầu gối và thu chân áp sát vào ngực. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, sau đó từ từ thẳng chân. Động tác này nên được thực hiện xen kẽ 10 lần mỗi chân.
- Bài tập kéo dãn cơ: Nằm thẳng lưng, kê cao đầu. Gập chân trái và đặt chân phải chéo lên chân trái, sau đó dùng hai tay nắm bắp đùi trái rồi từ từ nâng người lên, giữ nguyên tư thế khoảng 20 giây và đổi bên. Thực hiện khoảng 5 lần mỗi bên.
Người bệnh nên thực hiện các động tác chậm rãi, hít thở sâu, giữ lưng luôn thẳng và có khoảng nghỉ 30s mỗi động tác. Nếu cơn đau ngày càng trầm trọng sau khi tập, bệnh nhân nên ngừng thực hiện và liên hệ bác sĩ để nhận lời khuyên tốt nhất.
Phương pháp chườm nóng và chườm lạnh
Tùy theo triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa khác nhau mà bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị chườm nóng hoặc lạnh phù hợp.
Chườm nóng giúp giảm các triệu chứng căng cứng cơ, máu huyết không lưu thông. Bạn sử dụng nước nóng khoảng 70oC, đổ vào chai thủy tinh hoặc túi chườm sau đó lăn trực tiếp lên vùng bị đau, có thể kết hợp với xoa bóp cho đến khi nào nước nguội. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như tê cơ hay tê chân, chườm lạnh là phương pháp hiệu quả nhất. Ngâm khăn mềm vào nước đá, vắt ráo nước và chườm trực tiếp lên vùng bị tê trong khoảng 15 phút.
Ngoài sử dụng biện pháp chườm nóng ở vùng nhất định thì tắm bằng nước ấm giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau toàn thân, giãn các cơ, gân và dây thần kinh, ngăn ngừa căng cứng khớp. Nhiệt độ nước tắm thích hợp nhất là từ 40oC – 50oC, nước quá nóng có thể gây bỏng da. Ngoài ra, việc ngâm mình trong nước ấm có pha các loại tinh dầu kết hợp massage giúp hiệu quả giảm đau được tăng cao.
Thực hiện phương pháp massage, bấm huyệt
Massage hay bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa đau thần kinh tọa không cần dùng thuốc rất hiệu quả. Thực hiện đúng động tác sẽ giúp kích thích lưu thông máu huyết, thư giãn các cơ, giảm đau và cải thiện tinh thần tốt nhất. Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên được xoa bóp bấm nguyệt hàng ngày theo những bước sau đây:
Bước 1: Bệnh nhân nằm sấp, thả lỏng cơ thể
Bước 2: Người thực hiện làm nóng tay sau đó thực hiện thao tác vuốt, xoa tròn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng kéo dài đến ngón chân. Đây là bước làm nóng cơ thể, giúp các cơ được thư giãn.
Bước 3: Người thực hiện khép 3 ngón tay giữa lại với nhau, ấn nhẹ lên các vùng cơ lưng, mông và chân. Bước này hỗ trợ giãn và giảm đau cơ của người bệnh.
Bước 4: Nắm chặt hai bàn tay và xoa đều ở các khu vực bị đau giúp giảm đau.
Bước 5: Người hỗ trợ xòe, áp sát lòng bàn tay sau đó bóp nắn các cơ trên bệnh nhân. Giảm đau cơ là mục đích của việc thực hiện bước này.
Bước 6: Đầu tiên, xác định vị trí của các huyệt (thận du, thừa sơn, thừa phù,…). Sau đó thực hiện ấn một lực vừa phải vào các huyệt trên người bệnh. Phương pháp bấm huyệt này giúp giảm áp lực bị chèn ép của các dây thần kinh, đòi hỏi có sự am hiểu vị trí của huyệt đạo vì thế cần có sự thực hiện của chuyên gia.
Mỗi bước nên được thực hiện khoảng 5 phút và kiên trì mỗi ngày mới có thể nhận được kết quả tốt nhất.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nếu bạn đã mắc phải căn bệnh đau thần kinh tọa, việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt hàng ngày phù hợp có thể giúp bạn giảm những cơn đau bất chợt làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc hay ngủ của bạn:
Khi làm việc
Hãy lựa chọn vị trí làm việc thoải mái, ngồi thẳng lưng, chân chạm đất và đầu gối cong 45 độ so với đùi. Cứ mỗi 20 phút, bạn nên rời khỏi ghế và thực hiện các động tác đi lại hay xoay người nhẹ nhàng để giữ máu lưu thông và cơ thể linh hoạt hơn. Mỗi khi những cơn đau nhức dữ dội xuất hiện, bạn nên tìm một chỗ nằm để nghỉ ngơi và giảm đi cơn đau.
Khi ngủ
Nhiệt độ thay đổi đột ngột là nguyên nhân lớn làm cơn đau thần kinh tọa bùng phát. Vào ban đêm, nhiệt độ chênh lệch lớn so với ban ngày khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, làm những cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Những cơn đau này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Chính vì vậy, tư thế nằm ngủ là rất quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này. Tư thế ngủ đúng giúp giảm đi sức ép lên dây thần kinh, làm giảm đau và ngủ ngon. Dưới đây là những tư thế ngủ đúng:
- Nằm ngửa: Đây là tư thế được khuyến khích cho những người đau thần kinh tọa. Giữ tư thế nằm thẳng lưng, thả lỏng cơ thể, đặt tay lên bụng hoặc buông lỏng sang hai bên, có thể kê gối bên dưới đầu gối giúp dây thần kinh tọa không bị căng. Tư thế nằm này giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đều lên các vị trí ở lưng, giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
- Nằm nghiêng: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa, có thể chọn tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bạn cần đảm bảo nằm nghiêng sang bên không bị đau, giữ cho hông và cột sống nằm trên một đường thẳng, hơi cong đầu gối.
- Nằm tư thế bào thai: Đây là tư thế giúp cơ thể cảm thấy an tâm, dễ đưa vào giấc ngủ hơn.
Mẹo dân gian sử dụng thực vật chữa đau thần kinh tọa
Dùng các loại thực vật đông y để chữa đau thần kinh tọa được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì dễ thực hiện và an toàn
Sử dụng cỏ xước:
Cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, có vị chua nhẹ và tính mát, vị thuốc quý có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng thận, tăng cường miễn dịch và giảm đau thần kinh tọa. Cỏ xước đem về rửa sạch, phơi khô rồi đun kỹ 300g cỏ khô kèm 1 lít nước. Người bệnh kiên trì sử dụng trên 7 ngày mới có thể cảm nhận được hiệu quả.
Đinh lăng:
Đinh lăng là loại thảo dược tính mát, có vị ngọt đắng. Khi sử dụng, đinh lăng giúp hỗ trợ giảm đau, lưu thông máu, giảm đau nhức các khớp và mệt mỏi. Rễ cây sau khi thu hoạch về rửa sạch, cắt lát, ướp với mật ong và gừng. Rang hỗn hợp cho đến khi có mùi thơm và để nguội. Ngâm 30g rễ đinh lăng đã rang với 1 lít nước ấm và uống hàng ngày trong vòng 10 ngày.
Lá lốt: Loại thảo dược có tính nóng, vị hơi nồng giúp hỗ trợ giảm các cơn đau khớp hay thần kinh tọa. Có thể kết hợp lá lốt với nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên những bài thuốc khác nhau
- Chườm lá lốt với muối hạt: Rang 200g lá lốt cùng 400g muối hạt, chườm lên vị trí đau giúp giảm đau hiệu quả
- Xoa bóp bằng rễ cây: Rang 200g rễ lá lốt và để nguội, sau đó ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong vòng 30 ngày. Xoa bóp bằng loại rượu này lên chỗ đau 2 lần mỗi ngày.
- Đắp ngải cứu là lá lốt: Giã ngải cứu và lá lốt theo tỷ lệ 1:1 kèm 1 ít giấm. Chưng nóng hỗn hợp và đắp lên khu vực đau.
Uống sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh là loại thảo dược quý hiếm ở Việt Nam, thuộc họ Cam tùng. Sâm đem về rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô sau đó ngâm cùng với gừng và mật ong. Lấy hỗn hợp ngâm đi rang khô và để nguội qua đêm, cuối cùng đun cùng 1 lít nước và uống mỗi ngày trong vòng 10 ngày. Người đau thần kinh tọa sử dụng bài thuốc này có thể giảm đau nhanh chóng, tránh viêm dây thần kinh.
Ưu nhược điểm của việc sử dụng mẹo chữa đau thần kinh tọa
Ưu điểm
Việc áp dụng các mẹo dân gian đúng cách có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị đau thần kinh tọa do sử dụng các vật liệu lành tính, hiệu quả và an toàn. Các nguyên liệu dễ tìm kiếm và thậm chí bạn có thể tự trồng giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh tối đa. Các phương pháp dễ thực hiện mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia.
Nhược điểm
Những mẹo dân gian này chỉ có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng bệnh nhẹ, không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn. Cần nhiều bước thực hiện và mất thời gian do cần thời gian dài thì người bệnh mới cảm nhận được hiệu quả.
Trên đây là một số mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Trong trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, gây đau đớn và đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không cải thiện thì bạn phải đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị dứt điểm, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.