Tìm hiểu về 4 giai đoạn trong vòng đời của muỗi

ảnh bìa vòng đời của muỗi

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Mặc dù ai trong chúng ta cũng biết muỗi là loài vật nguy hiểm gây hại nhưng bạn đã biết một số thông tin về vòng đời của muỗi hay loại muỗi nào gây bệnh gì chưa? Muỗi chính là một trong số những loại côn trùng khiến cho cuộc sống của con người gặp nhiều phiền phức. Tổ chức y tế thế giới ước tính trung bình cứ 45 giây ở châu Phi thì sẽ có 1 trẻ em chết do bệnh sốt rét. Vì thế ta có thể xếp muỗi vào loài động vật nguy hiểm trên thế giới. Chúng là vật trung gian gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài côn trùng này ngay sau đây nhé!

Một vài thông tin về vòng đời của loài muỗi

Muỗi cái có thể sống tối đa tận 2 tháng ở điều kiện bình thường. Muỗi cái có thời gian sống dài hơn muỗi đực. Có hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thời gian sống của muỗi, đó chính là giới tính và điều kiện sống. Trong vòng đời của muỗi cái, chúng chỉ cần thụ tinh duy nhất một lần và sinh sản khoảng 6-8 lần. Trung bình khoảng 8-10 ngày muỗi cái sẽ sinh sản một lần, sau khi sinh sản khoảng 50% muỗi cái sẽ chết. Sau khi thực hiện chức năng giao phối, muỗi đực sẽ chết sau 10-15 ngày.

Muỗi đang hút máu người, bụng căng đầy máu
Muỗi hút máu người là muỗi cái

Muỗi đực chủ yếu là hút nhựa cây và mật hoa để duy trì sự sống. Vì thế kẻ thù hút máu gây bệnh cho loài người đích thị là muỗi cái. Môi trường sống lí tưởng của muỗi là những nơi có nhiều độ ẩm, bụi rậm, nhiều vũng nước đọng, khí hậu nhiều mưa.

Ngoài ra tuổi thọ trung bình của muỗi còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và đặc điểm từng loài. Muỗi Culex Tarsalis có tuổi thọ 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ 21 độ C, tuy nhiên chúng chỉ sống được 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ 27 độ C. Loài muỗi gây bệnh thường có thể sống đến 30 ngày. Đặc biệt riêng loài muỗi di chuyển đường dài có thể sống đến 50 ngày.

Các giai đoạn trong vòng đời của muỗi

Sơ đồ vòng đời của loài muỗi gây bệnh
Sơ đồ vòng đời của muỗi

Giai đoạn hình thành trứng

Muỗi trưởng thành sẽ đẻ trứng trên mặt nước. Địa điểm lý tưởng để muỗi sinh sản là những nơi ẩm ướt, ao tù, nước đọng. Mỗi kì sinh sản, chúng sẽ cho ra khoảng 100-400 trứng. Trứng muỗi được kết dính thành bè và nổi trên mặt nước. Thành phần chủ yếu giúp cho trứng muỗi phát triển chính là nước. Chỉ cần có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi, trứng muỗi sẽ nở thành ấu trùng chỉ sau 2 đến 3 ngày.

Giai đoạn hình thành ấu trùng (bọ gậy hay lăng quăng)

Nếu chỉ tính riêng giai đoạn ấu trùng thì lăng quăng (bọ gậy) sẽ phải trải qua 4 lần lột xác liên tiếp, trong vòng 8-12 ngày. Sau mỗi lần lột xác, hình dạng của chúng vẫn không có nhiều thay đổi.

Các ấu trùng muỗi ăn vi sinh để duy trì sự sống và hít thở nhờ vào một ống truyền phía trên cơ thể. Đối với ấu trùng trưởng thành, chúng sẽ lấy oxi các lỗ thể, khi nằm song song với mặt nước, các lỗ thể này sẽ giúp chúng hô hấp.

Ấu trùng có thể sống hoàn toàn ở dưới nước trong giai đoạn này. Bạn có thể dễ dàng quan sát được ấu trùng muỗi bằng mắt thường. Lăng quăng (bọ gậy) có kích thước từ 2 đến 5mm, chúng di chuyển bằng cách cong cơ thể tạo động lực để đẩy ra phía xa.

Giai đoạn hình thành nhộng

Giai đoạn nhộng(cung quăng) là giai đoạn thứ 3 trong vòng đời của muỗi. Trong giai đoạn này, nhộng muỗi sẽ không ăn uống, chỉ tập trung nghỉ ngơi. Nhưng chúng lại di chuyển rất nhanh nhờ có chiếc đuôi đặc biệt của mình. Việc vẫy đuôi làm cho nhộng muỗi di chuyển nhanh và xa hơn.

Đây chính là giai đoạn chuẩn bị cho sự lột xác để biến thành muỗi trưởng thành. Tuy nhiên nhộng cần khoảng 2 ngày để có thể hoàn toàn lột xác thành muỗi trưởng thành. Mất khoảng 15 phút để nhộng kết thúc quá trình lột xác thành muỗi trưởng thành.

Giai đoạn trưởng thành

Sau khi lột xác khỏi vỏ nhộng, muỗi cần một thời gian ngắn để nằm trên mặt nước. Việc này chính là để hong khô các bộ phận trên cơ thể của muỗi. Lúc này, muỗi đã hoàn thiện cơ thể với đầy đủ các bộ phận như đầu, ngực, bụng. Ban đầu muỗi có kích thước rất khiêm tốn, chỉ từ 5 – 20mm. Đối với muỗi đực, chúng sẽ bay đi tìm mật hoa, nhựa cây để hút. Muỗi cái thì sẽ hút máu người, động vật và tiếp tục thực hiện chức năng sinh sản của mình.

Sự khác biệt giữa vòng đời của muỗi cái và muỗi đực

Hình ảnh muỗi đực ở trên và hình ảnh muỗi cái ở dưới
Sự khác nhau giữa muỗi đực và muỗi cái

Ở điều kiện sống bình thường, muỗi cái có vòng đời kéo dài khoảng 2 tháng. Số muỗi cái sẽ chết sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản chỉ chiếm khoảng 50%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, muỗi cái có thể sống tới 3 tháng.

Ở môi trường bình thường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vòng đời của muỗi đực vẫn ngắn hơn nhiều so với muỗi cái. Muỗi đực sau khi trưởng thành chỉ hút nhựa cây, mật hoa để sống. Sau khi thực hiện nhiệm vụ giao phối, chúng sẽ chỉ sống được thêm từ 10 đến 15 ngày rồi chết đi.

Những tập tính của loài muỗi

– Muỗi có tập tính thích hoạt động nhiều vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

– Loài muỗi đẻ trứng xuống nước, từ trứng nở ra những ấu trùng, sau một thời gian thì dần từ nhộng biến thành muỗi và bay lên khỏi mặt nước.

– Muỗi thường sống trong nhà, gần người, môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt như bình hoa, những nơi nước đọng, chậu cây…

– Trong suốt vòng đời của mình thì muỗi không di chuyển quá 200m, trừ những loài muỗi bay đường xa.

– Chỉ muỗi cái mới hút máu người, động vật vì chúng cần protein để sinh sản.

Vòng đời của muỗi còn phụ thuộc vào môi trường sống và điều kiện tự nhiên.

Các loại muỗi gây bệnh thường gặp

Muỗi vằn (Aedes)

Hình ảnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Loại muỗi này chính là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người. Căn bệnh sốt xuất huyết hằng năm đều gây trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Trên thân của loại muỗi này có sọc màu đen và trắng nên được gọi là muỗi vằn. Thời gian chúng hoạt động mạnh thường là sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Muỗi vằn dễ bị thu hút bởi những gam màu tối như đen, xám cho nên khi vào mùa dịch bạn nên chọn những trang phục sáng màu để tránh thu hút loại muỗi này.

Muỗi Anopheles

Hình ảnh muỗi Anopheles nguyên nhân gây bệnh sốt rét
Muỗi Anopheles gây bệnh sốt rét

Muỗi Anopheles được biết đến là vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Chúng có đôi cánh sẫm màu hơn so với loài muỗi vằn. Muỗi Anopheles có thời gian hoạt động chính là vào ban đêm. Cũng như muỗi vằn, loại muỗi này bị thu hút bởi các màu sắc tối.

Muỗi Culex

Hình ảnh muỗi Culex vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản
Muỗi Culex chính là vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Là vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc điểm nhận dạng của loài muỗi này chính là màu nâu được phủ trên ngực, chân, cánh của chúng. Muỗi Culex cũng hoạt động mạnh vào ban đêm, ưa thích các màu tối. Đặc biệt muỗi Culex có khả năng bay xa nên nguy cơ truyền bệnh của chúng rất lớn.

Một vài thông tin thú vị về loài muỗi

Muỗi đực chỉ hút mật hoa, nhựa cây chứ không hút máu người

Có một điều mà chúng ta thường hay nhầm lẫn chính là cả muỗi đực và muỗi cái đều hút máu người hay động vật để sống. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, chỉ có muỗi cái hút máu để duy trì sự sống và sinh sản. Riêng muỗi đực, chúng chỉ ưa hút mật hoa, nhựa cây để sống.

Muỗi hay bay quanh đầu

Muỗi có khả năng đặc biệt chính là cảm nhận được khí CO2 ở khoảng cách 30m. Do con người chúng ta thải khí CO2 qua đường mũi và miệng nên muỗi thường sẽ bay quanh đầu. Cũng chính vì vậy mà bạn sẽ thường nghe thấy tiếng kêu vo ve của muỗi cạnh bên tai, gây cảm giác khó chịu vô cùng.

Tốc độ bay của muỗi khá chậm

Đây cũng chính là một trong những lầm tưởng của nhiều người. Mọi người thường hay nghĩ muỗi có tốc độ bay rất nhanh. Tuy nhiên, thực tế loài muỗi chỉ bay với tốc độ khoảng 1,6 km/h – 2,4 km/h mà thôi. Cũng chính vì vậy mà muỗi bị xếp là một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới.

Muỗi có thể nhiễm virus và tăng sự khát máu

Chính các loại virus mới thực sự là nguyên nhân khiến muỗi trở nên khát máu hơn bình thường. Lí do là vì loại virus này sẽ làm kích hoạt các gen tăng cảm nhận mùi của loài muỗi.

Vòng đời của muỗi không dài nhưng lại là động vật trung gian gây rất nhiều bệnh nguy hiểm. Thông qua những thông tin được cung cấp phía trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có được những kiến thức bổ ích về loài động vật gây hại này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe bản thân và gia đình.

Thông tin liên hệ Cửa lưới chống muỗi Quang Minh

Chia sẻ ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top