Dùng cửa lưới chống muỗi đã lâu nhưng bạn không biết vật liệu làm nên nó là gì? Chiếc cửa lưới ở nhà vừa cũ rích vừa có dấu hiệu bung sút một vài chi tiết. Phải làm sao để tự thay mới các bộ phận của cửa lưới tại nhà? Ở đâu có bán vật liệu làm cửa lưới chống muỗi? Những vấn đề này hiện đang gây trăn trở cho rất nhiều người. Còn với bạn thì sao?
Đừng để nó làm bạn mất thêm thời gian để lo nghĩ, hãy cùng Quang Minh tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Vật liệu làm cửa lưới chống muỗi là gì?
Hiện nay có 4 hệ cửa lưới chống muỗi phổ biến bao gồm: cửa xếp, cửa tự cuốn, cửa inox và rèm cửa 2in1. Vật liệu làm cửa lưới chống muỗi của các hệ cửa này có sự khác nhau tùy theo từng công năng. Nhưng cơ bản nhất, nó được cấu tạo từ hai bộ phận chính là lưới và khung.
Khung cửa
Phần khung của cưới lưới thường được làm bằng nhôm 6063 – T5 có độ cứng 11:12 Wechsler. Hợp kim nhôm này có ưu điểm cứng, bền trước các yếu tố môi trường, ít bị biến dạng khi va đập mạnh, đặc biệt là thao tác định hình và gia công loại nhôm này cực dễ dàng.
Vì vậy bên cạnh việc làm khung nhôm cửa lưới chống muỗi, nó còn được dùng trong đa dạng lĩnh vực từ đời sống, sản xuất, xây dựng đến viễn thông, giao thông lẫn hàng không vũ trụ.
Ở Quang Minh, khung nhôm được cắt gọt tỉ mỉ để vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, vừa đảm bảo đúng số đo kỹ thuật. Cũng tại đây, bạn có thể chọn mua nhiều mẫu khung nhôm theo màu sắc như trắng sứ, ghi xám, nâu vân gỗ, nâu cà phê hoặc xanh đen.
Trong thiết kế nội thất theo hơi hướng hiện đại, khung nhôm cửa lưới màu ghi xám và xanh đen đem lại ánh nhìn lịch lãm hơn các màu khác. Không chỉ vậy, hai tông màu lạnh này sẽ tạo cho bạn cảm giác an tĩnh, trầm tính, giảm bớt căng thẳng lo âu, tạo không khí thư giãn.
Khung nhôm màu trắng sứ hài hòa với tất cả thiết kế, thường được chọn làm nền nâng tông cho nội thất xung quanh. Màu trắng cũng tạo cho bạn cảm giác sạch sẽ, sang trọng và cực kỳ lịch thiệp.
Hoài cổ và sang trọng là đặc tính nổi bật của khung cửa lưới màu vân gỗ và nâu cà phê. Nó phù hợp với những “tín đồ” chuộng phong cách Vintage hoặc Retro, những ai yêu thích sự nhẹ nhàng, trầm lắng.
Có thể thấy, khung nhôm là vật liệu làm cửa lưới chống muỗi có nhiều ảnh hưởng đến thiết kế nội thất, nên bạn cần phải lựa chọn hết sức kỹ càng.
Lưới chống muỗi
Tùy theo từng hệ cửa mà vật liệu lưới có sự khác nhau về tính chất. Quang Minh hiện có 5 hệ sản phẩm cửa lưới chống muỗi bao gồm: cửa tự động, cửa cố định, cửa xếp, cửa rèm và cửa lưới chống cắt. Tương ứng với mỗi hệ cửa là vật liệu lưới Polyester, lưới Inox, lưới sợi thủy tinh, vải sợi visor và lưới chống cắt.
5 loại lưới được dùng theo từng mục đích, có ưu điểm riêng phù hợp với thiết kế nhà ở và nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Lưới chống muỗi inox kích thước (1,15mmx1,15mm)
Một trong những vật liệu làm cửa lưới chống muỗi bền chắc, có khả năng chịu sức gió lớn phải kể đến là lưới inox. Bản chất của nó là một dạng hợp chất có khả năng chống gỉ sét và bền trước các yếu tố ăn mòn trong tự nhiên như nước mưa, không khí, bụi kim loại.
Có hai loại lưới inox là 304L và 316L, chúng khác nhau về thành phần Molypden. Chất này được thêm vào inox 316 giúp nó có khả năng chống lại sự ăn mòn của clorua hoặc muối biển, nên thường được dùng ở môi trường chứa nhiều hóa chất như bệnh viện, phòng thí nghiệm.
Khả năng chống ăn mòn vượt trội đẩy mức giá của lưới inox 316 lên cao hơn lưới inox 304 khoảng 30%. Vì vậy, bạn cần cân nhắc về môi trường xung quanh nơi cần lắp cửa để lựa chọn vật liệu làm cửa lưới chống muỗi cho phù hợp.
Bệnh viện và phòng thí nghiệm là nơi lưu trữ và sử dụng nhiều hóa chất nên được khuyến khích lắp đặt cửa lưới chống muỗi bằng inox 316 để dùng lâu bền hơn. Tương tự, nên dùng lưới chống muỗi inox 316 ở những nơi mưa nhiều, cửa thường xuyên tiếp xúc với acid trong nước mưa, hoặc nơi giáp biển có lượng clorua cao, nhà ở gần xưởng sản xuất kim loại thường xuyên sinh ra bụi mà mắt thường khó nhìn thấy.
Với nhà ở trung tâm thành phố, thôn quê có nhiều cây xanh hoặc ao hồ, bạn có thể sử dụng lưới chống muỗi inox 304 để tiết kiệm chi phí.
Đặc tính cứng cáp, không dễ biến dạng do va đập nên lưới chống muỗi inox thường được dùng làm vật liệu cấu thành cửa lưới hệ lùa, vách cố định hoặc cửa xếp xoay.
Lưới chống muỗi bằng nhựa Polyester (1,27mmx1,27mm)
Khả năng chống thấm của sợi Polyester gần như tuyệt đối. Ưu điểm này giúp lưới không bị ăn mòn, không tích tụ vi khuẩn hay nấm mốc gây hại. Vì vậy, nó được xem là vật liệu làm cửa lưới chống muỗi lý tưởng cho những nơi có ẩm độ cao và mưa nhiều.
Chẳng hạn như ở Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê mới nhất vào đầu tháng 01/2022 cho thấy nơi này có lượng mưa cao nhất trong cả nước. Ở miền Nam, ẩm độ trong mùa mưa thường xuyên dao động ở mức 80-89% và còn tăng cao khi bão quét kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12.
Chất nhựa Polyester dẻo dai, có độ đàn hồi tốt nên khi thú cưng chạy giỡn húc vào cũng sẽ khó gây thương tích. Tương tự với những gia đình có trẻ nhỏ, việc trang bị những tấm cửa bằng lưới nhựa Polyester cũng sẽ đảm bảo an toàn trong lúc các bé vui đùa.
Ở Quang Minh, lưới nhựa Polyester thường được dùng để làm cửa lưới kéo xếp. Lớp lưới được tạo hình nan quạt cực đẹp mắt rồi đóng vào khung nhôm do chính Quang Minh thiết kế.
Lưới chống muỗi bằng sợi thủy tinh (1,12mmx1,33mm)
Nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ thấy lưới sợi thủy tinh rất mảnh, mịn và trơn bóng. Nhưng nếu dùng tay sờ vào bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo dai và bền bỉ của nó. Bản chất lưới sợi thủy tinh không bắt lửa nên có thể hạn chế cháy lan, làm giảm mức thiệt hại do sự cố cháy nổ.
Bên ngoài sợi lưới thủy tinh được phủ thêm lớp nhựa Polyester giúp nó tăng khả năng chống thấm, cũng như khó bị ăn mòn. Ưu điểm này cho phép bạn sử dụng cửa lưới lâu dài, có thể lắp được ở nhiều vị trí trong nhà như cửa sổ, cửa đi, cửa logia, lỗ thông gió.
Lưới chống cắt
Lưới chống cắt là vật liệu làm cửa lưới chống muỗi đặc biệt với bản chất là thép cao cấp. Lưới có độ bền cao, thách thức mọi tác động vật lý như dùng kéo cắt hoặc chuột cắn phá. Không chỉ chống được côn trùng, tấm cửa lưới này còn ngăn được chuột, thú nuôi nhỏ hoặc thậm chí là người bình thường không thể làm rách lưới để xông vào nhà.
Bởi đặc tính ưu việt, lưới chống cắt thường được dùng làm vách cố định để gia cố thêm cho cửa sau nhà, cửa sổ hoặc cửa chuồng thú cưng.
Lưới sợi visor (1,41mmx1,58mm)
Vải sợi visor được dùng làm vật liệu cho hệ cửa rèm 2in1. Để tăng khả năng chống ngấm nước và làm cho bề mặt bóng loáng đẹp mắt, người ta đã phủ thêm lớp nhựa PU bên ngoài sợi vải. Đặc tính của PU dẻo dai, có khả năng đàn hồi tốt nên nó giúp lưới sợi visor bền bỉ hơn trong các điều kiện khắc nghiệt, mưa gió hoặc nắng nóng thường xuyên.
Vải được xếp thành từng nan đều nhau giống như chiếc quạt giúp nó đẹp và dễ dàng giấu gọn vào trong khi bạn không dùng tới. Điều này giữ cho không gian nhà bạn luôn thoáng rộng, dễ chịu.
Hệ phụ kiện kèm theo
Mỗi hệ cửa lưới chống muỗi được thiết kế riêng theo cách vận hành nên hệ phụ kiện cũng không giống nhau. Nhưng phần lớn các chi tiết này đều được làm từ vật liệu nhựa dẻo có độ bền cao như nhựa POM và PA66. Trong đó, nhựa PA66 có khả năng chịu nhiệt cao đến 265 độ C, khó bắt lửa, cách điện tốt và kháng lại nhiều dung môi ăn mòn như nước biển, dầu. Trong khi nhựa POM không hút ẩm, độ bền cao, chống biến dạng tốt và khả năng tự bôi trơn cao.
Các chi tiết trong cửa lưới chống muỗi được làm từ nhựa như tay nắm, bộ bấm khóa, lẫy khóa, hộp giảm tốc ở cửa lưới hệ tự động, hạt xuyên dây ở cửa lưới hệ kéo xếp.
Ngoài ra, hệ phụ kiện của cửa lưới chống muỗi còn có lò xo và ray dẫn ở cửa tự động được làm bằng vật liệu sắt hoặc thép. Gioăng chèn lưới ở cửa inox được làm bằng cao su.
Xem thêm:
Dùng rèm tổ ong ngăn phòng có được không? Ưu và nhược điểm
Xây nhà giai đoạn nào nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi?
6 bước tự làm cửa lưới chống muỗi tại nhà
Sau khi nắm rõ các loại vật liệu làm cửa lưới chống muỗi, bạn có thể bắt tay vào thực hiện các bước sau đây.
Bước 1: Xác định vị trí mà bạn muốn lắp cửa lưới. Đó có thể là cửa sổ, cửa đi hoặc ô cửa thoáng gió, nơi có nhiều cây xanh làm chỗ trú ngụ cho côn trùng.
Bước 2: Đo đạc kích thước khung cửa, ước tính diện tích của lưới sao cho phù hợp. Bạn nên trừ hao thêm vài cm lưới để không bị hụt mất trong quá trình đóng lưới vào khung.
Bước 3: Ráp những thanh nhôm đã chuẩn bị thành bộ khung. Bạn sẽ được người bán hướng dẫn cách lắp ráp tùy theo từng hệ cửa mà bạn muốn làm.
Bước 4: Tiến hành cắt lưới sao cho vừa vặn với chiếc khung đã lắp. Không nên trừ hao lưới quá nhiều hoặc cắt quá sát với số đo của khung vì sẽ làm mất thẩm mỹ.
Bước 5: Định hình lưới vào khung bằng băng dính hoặc ghim.
Bước 6: Hoàn thành cửa lưới chống muỗi tự lắp và kiểm tra lại lần nữa. Bạn có thể gia cố thêm cho chiếc cửa một vài chi tiết để nó chắc chắn hơn, hoặc cắt bỏ phần lưới thừa để đảm bảo tính thẩm mỹ.
3 lý do bạn không nên làm cửa lưới chống muỗi tại nhà
Có thể thấy, chiếc cửa lưới chống muỗi được lắp ráp tại nhà có kết cấu rất đơn giản và bạn chỉ có thể dùng nó một cách “tạm bợ”. Khi gặp phải gió lớn hay bị thú nuôi húc trúng, nó sẽ dễ bị bung rút hoặc ngã đổ. Để có được một chiếc cửa lưới kiên cố hơn, bên cạnh vật liệu làm cửa lưới chống muỗi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ máy móc để cửa được lắp vào khung chắc chắn hơn. Sau đây là 3 lý do bạn không nên tự làm cửa lưới chống muỗi tại nhà.
Không đảm bảo tính thẩm mỹ
Quá trình lắp ráp vật liệu làm cửa lưới chống muỗi đòi hỏi người thực hiện phải thành thạo mới có thể đảm bảo các chi tiết được lắp đều và đẹp. Quá trình lắp đặt cửa cũng gặp không ít vấn đề như canh góc, bắt vít hoặc lắp lưới vào khung, gắn chốt, … Nếu bạn không rành trong việc lắp cửa, bạn dễ bỏ quên một số chi tiết, cũng như không thể gỡ rối khi lưới bị kẹt hoặc con lăn trật khỏi ray dẫn.
Thao tác vụng về trong lúc lắp cửa có thể làm lệch một số bộ phận của cửa, lưới không phẳng hoặc dây treo bị đùn khiến cho căn phòng mất điểm thẩm mỹ.
Tốn nhiều thời gian và công sức
Nhiều khả năng bạn sẽ phải lắp đi lắp lại chiếc cửa do gắn nhầm một vài chi tiết hoặc lưới chưa được căng đều. Điều này làm cho bạn tốn thời gian, cũng như bỏ nhiều công sức hì hục cả ngày nhưng tấm cửa cũng chưa hẳn sẽ được như ý.
Không được bảo hành, bảo dưỡng
Không có chính sách bảo hành riêng cho từng loại vật liệu làm cửa lưới chống muỗi. Vì vậy, nếu bạn tự lắp ráp cửa tại nhà, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề:
- Không được bảo hành đổi trả trong bất kỳ trường hợp nào.
- Không được hỗ trợ miễn phí vệ sinh định kỳ.
- Không được bảo dưỡng trong suốt thời gian sử dụng.
- Không được hỗ trợ lắp đặt tại nhà.
Mua nhầm hàng kém chất lượng
Bạn dễ dàng mua được vật liệu làm cửa lưới ở những cửa tiệm chuyên đồ nội thất. Nhưng cũng vì vậy, bạn sẽ không biết được sản phẩm mình mua có chất lượng thế nào và nguồn gốc ra sao.
Nếu chẳng may mua nhầm vật liệu không rõ nguồn gốc có chứa hóa chất gây hại sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp, gây ra các bệnh viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi. Nhiều người đã gặp tình trạng này khi mua lưới chống muỗi giá rẻ nhập về từ Trung Quốc.
Chính vì vậy, hãy suy xét kỹ lưỡng khi bạn có ý định tự mình lắp cửa lưới. Bạn có thể liên hệ với Quang Minh để chúng tôi hỗ trợ lắp đặt cửa tận nhà, hoặc cung cấp những vật liệu làm cửa lưới chống muỗi chất lượng. Quang Minh là địa chỉ cung cấp cửa lưới chống muỗi chính hãng trong hơn 15 năm qua, sản phẩm có đủ giấy chứng nhận nguồn gốc cũng như nhận được hơn 1.000 đánh giá tốt từ người tiêu dùng.
Vật liệu làm cửa lưới chống muỗi: https://cualuoiquangminh.vn/vat-lieu-lam-cua-luoi-chong-muoi-la-gi/