Ảnh bìa trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Tổng hợp các lời khuyên hữu ích nhất

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Biếng ăn là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến nhiều bà mẹ đau đầu tìm cách giúp con thoát khỏi tình trạng này. Biếng ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng có thể dẫn đến còi cọc ở trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn khiến nhiều bậc cha mẹ khó chịu và có thể để lại nhiều hệ lụy lâu dài tới sức khỏe của trẻ như: suy dinh dưỡng, thấp còi về thể chất và tinh thần, khả năng miễn dịch kém,… và gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con. Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao?

Trẻ biếng ăn xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Việc trẻ biếng ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể là sở thích của trẻ với mỗi món ăn, do tâm lý hoặc thói quen không tốt. Xác định được chính xác nguyên nhân thì cha mẹ có thể dễ dàng khắc phục và giúp trẻ ăn nhiều hơn, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Bé gái đang dùng tay che miệng lại khi dĩa thức ăn được đặt ngay trước mặt
Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến hiện nay

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ nhỏ:

Chịu tác động từ thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành qua thói quen chăm sóc của cha mẹ, đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến biếng ăn. Ví dụ như cha mẹ thường chiều để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuối mà không nhai, dỗ dành khi ăn, bữa ăn kéo dài,… Những việc làm này khiến trẻ lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc trẻ có xu hướng chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, ngại nuốt nhai thức ăn dạng khô.

Dấu hiệu của những trẻ này là thói quen ăn không tốt, lười ăn các thực phẩm phải nhai như: rau củ quả, thịt, cá, cơm,…

Thời điểm dùng bữa chưa phân bổ hợp lý

Khi con vẫn còn no do ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều, nếu cố bắt ép sẽ hình thành ấn tượng xấu với việc ăn uống. Do vậy nên tập cho trẻ vận động, cho trẻ ăn đúng bữa khi thực sự đói hoặc ăn khi trẻ muốn. Thói quen này cũng rất tốt với những trẻ đang biếng ăn để trẻ có thể tự ăn nhiều hơn.

Em bé ngồi trên ghế tựa đang khóc khi được mẹ đút cho ăn
Trẻ biếng ăn do ấn tượng không tốt với việc ăn uống

Chịu ảnh hưởng xung quanh làm trẻ mất tập trung

Nhiều cha mẹ cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại để im lặng hơn khi ăn, tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ không tập trung vào việc ăn. Vì thế mà trẻ sẽ thường ăn ít đi hoặc ăn nhai không kỹ dẫn đến bệnh lý dạ dày.

Không ít cha mẹ thường bế con rong chơi khắp xóm để dỗ trẻ ăn, thói quen này cũng là nguyên nhân gây ra sự biếng ăn ở trẻ.

Sở thích của trẻ đối với món ăn

Trẻ nhỏ được chiều chuộng chỉ ăn đồ ăn bé thích trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thói quen này càng kéo dài càng ảnh hưởng đến trẻ. Hơn nữa, dù với thức ăn yêu thích thì sau khi ăn một thời gian dài, trẻ có thể chán và biếng ăn hơn.

Nguyên nhân từ bệnh lý của trẻ

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến giảm ngon miệng và biếng ăn ở trẻ nhỏ như:

  • Trẻ bị ốm, cảm thông thường chỉ chán ăn trong thời gian mắc bệnh.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, táo bón.
  • Trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Trẻ mọc răng dẫn đến sưng nướu răng, đau nhức cản trở việc nhai thức ăn.

Các tác động từ yếu tố tâm lý

Với trẻ nhỏ, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen và khả năng ăn uống, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

Bé gái đang dùng tay che mắt vẻ mặt căng thẳng khi chuẩn bị ăn
Thúc ép trẻ ăn gây ra tâm lý sợ hãi
  • Trẻ gặp vấn đề về tinh thần như sợ hãi, lo lắng quá mức.
  • Cha mẹ thúc ép trẻ ăn quá mức sinh ra tâm lý sợ hãi, chán ăn.
  • Trẻ cố kiềm chế cảm xúc, chịu áp lực về việc ăn uống và tăng cân.
  • Trẻ gặp các vấn đề cảm xúc tiêu cực như: lạm dụng tình dục, áp lực thi cử, học hành,…

Mách bạn: Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, cần xác định được nguyên nhân và có sự phối hợp cả gia đình, nhà trường và bác sĩ. Chứng biếng ăn nên được khắc phục sớm, đảm bảo trẻ đủ dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển quan trọng.

Một số biện pháp được các bậc phụ huynh áp dụng đem lại hiệu quả tốt, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

Món ăn đảm bảo độ hấp dẫn

Hộp cơm được bày trí bắt mắt với hình Hello Kitty, rau củ khác được cắt tỉa với nhiều hình dạng khác nhau bắt mắt như: ong, bông hoa,...
Chế biến món ăn hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon miệng

Món ăn chế biến cho trẻ nhỏ không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn cần có hình thức bắt mắt, mùi vị thơm ngon để trẻ có hứng thú ăn và từ đó ăn được nhiều hơn. Nếu chỉ chế biến một số thực phẩm cố định, nấu thành cháo, luộc, hấp,… sẽ dần khiến trẻ chán.

Để hiểu trẻ hơn, hãy cùng trẻ chọn thực phẩm trẻ thích và cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn hoặc tự trang trí món ăn. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, từ đó đẩy lùi dần chứng biếng ăn.

Hạn chế đồ ăn vặt của trẻ trước bữa ăn

Không ít bậc phụ huynh nuông chiều, cho trẻ tự ăn theo ý muốn nên trẻ thường thích ăn vặt, ăn không đúng bữa. Điều này khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói, vì thế mà bữa ăn chính thường không muốn ăn và ăn rất ít.

Bé trai đang ngồi ghế và ăn khoai tây chiên
Trẻ ăn vặt trước bữa ăn sẽ ăn ít trong bữa chính

Vì vậy, cha mẹ nên kiểm soát việc ăn vặt của trẻ, tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều nhất là vào bữa ăn chính. Thay vào đó, chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung sau bữa chính hoặc giữa hai bữa ăn chính.

Thiết lập thói quen vận động cho trẻ

Trẻ biếng ăn, chậm lớn có thể do lười vận động, vì thế bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn thì cần cho trẻ tập thói quen vận động, chơi thể thao. Có thể cho trẻ ra ngoài chơi, tập đạp xe, đi bơi hay chơi ở sân nhà,… Các trò chơi khiến trẻ tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên sẽ nhanh đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.

Một số phương pháp hiệu quả khác

Một em bé khoảng 5 tháng tuổi ngồi trên ghế tựa, đang được mẹ đút thức ăn
Giúp trẻ ăn ngon miệng với các phương pháp nổi bật
  • Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần vì trẻ nhỏ rất dễ nhiễm giun, sán,… gây suy nhược cơ thể, chán ăn, biếng ăn.
  • Bổ sung cho trẻ các thức ăn giàu vi chất hoặc men tiêu hóa sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu, song cần bổ sung theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Không trộn lẫn thuốc trong món ăn của trẻ làm thay đổi hương vị và khiến trẻ không còn yêu thích món ăn đó.
  • Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ chứa Vitamin thiết yếu, lysine,…

Tạm kết

Biếng ăn ở trẻ là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên cha mẹ không nên quá chủ quan. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Để trẻ không bị suy dinh dưỡng chậm phát triển, nên chú trọng đảm bảo đủ các loại chất dinh dưỡng (đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất), đồng thời ăn đa dạng các loại thực phẩm trong các bữa ăn của trẻ. Từ những chia sẻ trên, trẻ biếng ăn phải làm sao? Không còn là câu hỏi là các mẹ loay hoay nữa.

Nguồn: medlatec.vn/tin-tuc/tre-bieng-an-phai-lam-sao–chuyen-gia-dinh-duong-tu-van-chi-tiet-s195-n28062

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top