Ngủ trưa là thói quen nghỉ ngơi cực kỳ hiệu quả và quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, không ít người đã bỏ qua những tác dụng ngủ trưa trong thời gian dài khiến cho hiệu quả làm việc cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì vậy, còn chần chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi khám phá ngay những tác dụng ngủ trưa với cơ thể.
Mục lục
Tác dụng ngủ trưa đối với trẻ em
Đối với trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi thì giấc ngủ trưa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất và trí não. Tuy nhiên có không ít bố mẹ thường bỏ qua thông tin thiết yếu này dẫn đến không thể tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ nhỏ.
Một số tác dụng ngủ trưa đối với trẻ em mà bố mẹ nên hiểu rõ để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện như:
Tác dụng ngủ trưa đối với trẻ em
- Tăng khả năng sáng tạo của trẻ nhờ thói quen ngủ trưa hàng ngày. Khi trẻ được tập thói quen ngủ trưa sẽ tạo cho não những tín hiệu tích cực về việc nghỉ ngơi và làm thư giãn hệ thần kinh. Nhờ đó kích thích được sự sáng tạo cũng như khả năng phản xạ của trẻ. Đặc biệt là theo một số nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen ngủ trưa cũng dễ dàng tiếp thu khi học ngôn ngữ
- Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên do trong quá trình ngủ trưa, não gửi tín hiệu để làm giảm sự căng thẳng bằng cách loại bỏ hormone cortisol và neuroendocrine. Từ đó cơ thể được tái tạo năng lượng để tạo ra hệ miễn dịch tự nhiên tốt hơn.
- Tăng khả năng ghi nhớ là một trong những tác dụng ngủ trưa quan trọng đối với trẻ nhỏ. Những giấc ngủ ngắn sẽ giúp não được thư giãn sau thời gian trẻ tham gia các hoạt động hàng ngày.
Tác dụng ngủ trưa đối với người lớn
Tác dụng ngủ trưa không chỉ quan trọng đối với trẻ nhỏ mà với cả người lớn đặc biệt là những người thường xuyên làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nặng nhọc hoặc làm việc dưới sự áp lực. Vậy tác dụng ngủ trưa quan trọng thế nào đối với người lớn?
Giúp tăng cường khả năng tập trung, tái tạo năng lượng
Thông thường chúng ta thường bắt đầu công việc vào sáng sớm như đối với các bạn đi học sẽ vào học từ 7 giờ sáng và người đi làm từ 8h – 9h sáng. Và chúng ta thường học tập và làm việc đến khoảng 11h30 – 12h tương đương với làm việc liên tục từ 3 – 4 tiếng.
Theo các nghiên cứu khoa học thì não chỉ tập trung hiệu quả với nguồn năng lượng tốt nhất trong khoảng 3 – 4 tiếng chính vì thế giấc ngủ trưa sẽ là vị cứu tinh cho chúng ta để có thêm năng lượng hoạt động vào buổi chiều.
Tác dụng ngủ trưa là giúp tái tạo năng lượng, tăng cường tập trung
Đối với một số người không có thói quen ngủ trưa mà sử dụng thời gian đó thể làm thêm việc điều này khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải hơn. Do hệ thần kinh của chúng ta đã làm việc liên tục thời gian dài mà chưa được nghỉ ngơi. Tái tạo năng lượng là tác dụng ngủ trưa đầu tiên và cực quan trọng đối với người lớn.
Thư giãn, giảm áp lực cho mắt
Ngoài bộ não, hệ thần kinh phải hoạt động năng suất trong quá trình làm việc, học tập thì mắt là bộ phận cũng có hiệu suất làm việc tương tự với não. Dễ thấy rằng khi chúng ta tập trung vào việc nào đó hoặc thường xuyên sử dụng màn hình máy tính như nhân viên văn phòng thì tình trạng mỏi mắt, đau mắt sẽ xuất hiện.
Ngủ trưa giúp thư giãn mắt
Chính vì thế tác dụng ngủ trưa để thư giãn, giảm áp lực cho mắt cũng rất quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ quên. Nếu mắt làm việc liên tục sẽ tạo áp lực lớn lên nhãn cầu, võng mạc ảnh hưởng đến thị giác và các tật khúc xạ. Một giấc ngủ trưa ngắn không chỉ giúp thư giản mà còn giúp hạn chế tối đa các bệnh về mắt mà bạn có thể gặp phải.
Tránh tình trạng suy giảm trí nhớ
Hàng ngày trong quá trình học tập và làm việc thì chúng ta cần tiếp nhận và ghi nhớ lượng lớn dữ liệu nạp vào não. Điều này khiến cho hệ thần kinh luôn hoạt động tối đa công suất. Và khi chúng ta phải nhớ quá nhiều và nhanh liên tục cũng như lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ khiến cho hệ thần kinh quá tải và dễ gây ra mất trí nhớ. Tác dụng ngủ trưa sẽ giúp hệ thần kinh có thời gian nghỉ ngơi không cần tiếp nhận và ghi nhớ các loại thông tin từ đó tái tạo nguồn năng lượng để phục vụ cho việc ghi nhớ trong tương lai.
Hạn chế các bệnh về tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học thì khi cơ thể hoạt động ở trạng thái bình thường như vận động, làm việc, học tập thì tim là bộ phận phải làm việc hiệu quả để có thể đưa máu đến tất cả các bộ phận đặc biệt là não và tứ chi. Và khi cơ thể ở tình trạng ngủ thì tim chỉ cần vận động ở mức vừa phải để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể và đây cũng là lúc mà tim được nghỉ ngơi, thư giãn.
Tác dụng ngủ trưa giúp cho cơ thể vận hành chậm lại cho tim giảm nhịp co bóp để tái tạo năng lượng làm việc hiệu quả hơn. Một số khảo sát của y học đã chứng minh được rằng những người có thói quen ngủ trưa có khả năng hạn chế lên đến 60% các bệnh về tim mạch.
Nên ngủ trưa bao nhiêu lâu là tốt nhất?
Ngủ trưa mang đến nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể của chúng ta tuy nhiên tìm hiểu về tác dụng ngủ trưa là chưa đủ. Điều chúng ta cần quan tâm chính là nên ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?
Chúng ta cần phân biệt được việc ngủ trưa và ngủ đêm. Nếu ngủ đêm cần phải có giấc ngủ tốt nhất là 8 tiếng thì ngủ trưa chỉ cần từ 30 phút – 1 tiếng là tốt nhất. Tại sao ngủ trưa chỉ nên từ 30 – 60 phút?
Thời gian ngủ tốt nhất để phát huy tác dụng ngủ trưa
Đầu tiên là đối với những người đang làm việc thì thời gian nghỉ trưa của họ luôn có hạn để vừa có thể ăn uống và ngủ trưa nên giấc ngủ trưa cũng hạn chế thời gian. Nguyên nhân tiếp theo chính là nếu chúng ta ngủ trưa nhiều hơn 60 phút sẽ tạo ra tác dụng giấc ngủ ngược lại. Nghĩa là lúc này bạn không thể tỉnh táo mà dễ gặp tình trạng nhức đầu, mệt mỏi, uể oải hơn. Điều này được giải thích do nếu chúng ta ngủ hơn 60 phút sẽ khiến cho não nhận diện đây là giấc ngủ tương tự như ngủ đêm. Và nếu chúng ta chỉ ngủ khoảng 2 – 3 tiếng thì rơi vào tình trạng thiếu ngủ.
Cách ngủ trưa ngon giấc, hiệu quả
Để phát huy tối đa tác dụng ngủ trưa thì chúng ta cần đảm bảo giấc ngủ trưa hiệu quả và đúng cách. Có không ít người gặp tình trạng không thể ngủ trưa hoặc ngủ trưa không ngon giấc khiến họ mệt mỏi hơn khi thức dậy. Hãy cùng tham khảo một số bí quyết giúp bạn ngủ trưa ngon giấc nhé.
Một số bí quyết giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon, hiệu quả
- Tập thói quen ngủ trưa và thức dậy đúng theo khung giờ hàng ngày.
- Lựa chọn không gian yên tĩnh với tư thế thoải mái.
- Hạn chế nhìn đồng hồ sẽ tạo áp lực vô hình khiến bạn không thể vào giấc.
- Nghe những bài nhạc nhẹ nhàng để dễ ngủ hơn.
- Giữ tâm trạng thoải mái tránh suy nghĩ nhiều về các vấn đề công việc, học tập.
- Rửa mặt hoặc lau mặt bằng nước ấm trước khi ngủ trưa.
- Không nên sử dụng trà hoặc cà phê khi sắp đến giờ nghỉ trưa.
Đối với mọi người chúng ta, tác dụng ngủ trưa đều quan trọng cho sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, học tập hàng ngày. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về những cách ngủ trưa ngon giấc và hãy áp dụng thử trong sinh hoạt để cải thiện sức khỏe nhé.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tac-dung-ngu-trua-cuc-tot-doi-voi-co-the-ma-nhieu-nguoi-da-bo-lo-s195-n26229
Tác dụng của ngủ trưa: https://cualuoiquangminh.vn/tac-dung-ngu-trua-doi-voi-co-the/