Ảnh bìa nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên ăn gì? Thói quen giúp bạn tránh bị nhiệt miệng

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Nhiệt miệng là nốt lở trong miệng, gây đau đớn. Nhiệt miệng kéo dài 7-10 ngày rồi sẽ tự hết. Tuy nhiên trong quá trình bị nhiệt miệng người bệnh sẽ khó chịu và mong nhanh chóng khỏi bệnh. Nhiều người thắc mắc nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi? Thói quen tránh nhiệt miệng dành cho bạn sẽ được giải đáp ở bài viết sau.

Bị nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi

Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng chưa quá nặng để đi bác sĩ, bạn hãy tham khảo những gợi ý nhiệt miệng uống gì hay nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi qua những gợi ý sau đây:

Nhiệt miệng nên uống trà đen

Bị nhiệt miệng nên ăn gì hay nhiệt miệng nên uống gì? Chất tannin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng. Bạn hãy đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét miệng trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.

Nhiệt miệng nên ăn gì: Ly trà đen dành cho người bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng nên ăn gì: Nhiệt miệng nên uống trà đen

Nhiệt miệng nên ăn gì? Sữa chua

Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi hay nhiệt miệng nên ăn gì? Câu trả lời cho thắc mắc nhiệt miệng thì ăn gì là sữa chua. Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu đang trong quá trình chữa nhiệt miệng, bạn hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ăn cà rốt để nhanh khỏi

Bạn có thể chọn cà rốt khi quyết định xem nhiệt miệng nên ăn gì. Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Bạn có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Ngoài những món trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như uống bột sắn dây hay thoa mật ong. Những nguyên liệu tự nhiên này cũng góp phần giảm nhẹ tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Bị nhiệt miệng nên tránh ăn gì?

Song song với việc tìm hiểu bị nhiệt lưỡi nên ăn gì hay nhiệt miệng ăn gì, bạn cũng nên biết các món cần tránh khi bị nhiệt miệng. Một số món có thể khiến vết loét đau hơn và làm tình trạng nhiệt miệng thêm nặng hơn như:

Kiêng những thức ăn có axit

Đây là những món cần tránh khi bạn không biết bị nhiệt miệng kiêng ăn gì. Các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng.

Những trái cam và chanh được để trong rổ
Bị nhiệt miệng nên kiêng những thức ăn có axit

Nhiệt miệng không nên uống cà phê

Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bạn cần tránh xa cà phê. Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.

Chocolate làm nhiệt miệng hơn

Trẻ nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng. Do đó, bạn hãy theo dõi tình trạng nhiệt miệng sau mỗi lần ăn chocolate và đi khám để xác định xem có đúng mình bị nhiệt miệng do dị ứng hay không.

Tránh thức ăn cay

Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng nên cần hạn chế. Đồng thời, bạn nên lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng hơn, tránh các món ăn có gia vị đậm đà để vết loét miệng nhanh lành.

Nhiệt miệng tránh thực phẩm chứa gluten

Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi và kiêng gì để mau hết? Nếu chứng nhiệt miệng tái phát liên tục, bạn cần đến bác sĩ để xác định mình có mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten không. Đây có thể là lý do khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục đấy.

Kiêng các loại nước ngọt

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét. Vậy nên, bạn hãy cắt giảm các loại nước ngọt ra khỏi thực đơn.

Thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng tránh nhiệt miệng

Các món ăn thanh đạm được bày trên bàn giúp tránh bị bệnh nhiệt miệng
Thói quen ăn uống tránh bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi hay nhiệt miệng thì ăn gì? Sau khi tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì, nhiệt miệng uống gì và bị nhiệt miệng kiêng ăn gì để đỡ đau và nhanh khỏi, bạn cần biết cách ăn uống hợp lý cho tình trạng của mình. Một số lưu ý giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn uống là:

  • Bạn nên ưu tiên những thực phẩm ít cay và ít gia vị để ăn dễ hơn.
  • Những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau nên bạn hãy chọn món ăn mềm như súp, cháo, sữa chua…
  • Bạn cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit hoặc cồn vì những chất này có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.
  • Tránh ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng để tránh việc kéo dài tình trạng nhiệt miệng.
  • Tránh các món chiên dầu mỡ dễ gây nóng trong người.

Bị nhiệt lưỡi nên ăn gì hay bị nhiệt miệng nên ăn gì? Bên cạnh thói quen ăn uống, bạn cũng nên lưu ý đến cách chăm sóc răng miệng để giúp vết lở nhanh lành và hạn chế bị nhiệt miệng:

  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, chải răng chậm rãi nhẹ nhàng để tránh đụng đến vết loét trong miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn giảm viêm.
  • Bạn nên ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện đùa giỡn để tránh tình trạng răng cắn vào thịt má trong gây nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng nên ăn gì? Nếu bị nhiệt miệng thường xuyên, bạn nên để ý những thực phẩm mình nào mình đã ăn trước khi bị nhiệt miệng và hạn chế tối đa.

Tình trạng nhiệt miệng làm bạn đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống, ít ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Những kiến thức bên trên về nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi giúp bạn ăn uống đủ chất và nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên nhiệt miệng có thể tái lại thường xuyên nếu có thói quen không tốt. Những thói quen tránh nhiệt miệng bên trên nên được áp dụng thường xuyên. Hy vọng tất cả thông tin trên sẽ bổ ích cho bạn.

Nguồn: https://hellobacsi.com/suc-khoe-rang-mieng/cham-soc-rang-mieng/nhiet-mieng-an-gi/

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top