ảnh bìa mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh – 5 mẹo đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Trẻ sơ sinh, do cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ xảy ra hiện tượng ọc sữa. Đây là hiện tượng khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên và kéo dài thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Dân gian từ xa xưa đã để lại rất nhiều mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh khá hữu ích lại đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn đang cần tìm một cách trị ọc sữa an toàn thì hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây.

Ọc sữa là gì? Có nguy hiểm không?

Các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh luôn được các mẹ tìm kiếm nhiều. Nhất là với các bạn lần đầu làm mẹ thì rất dễ bị lo lắng khi thấy bé liên tục ọc sữa mỗi khi ăn xong. Vậy chính xác ọc sữa là gì và nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị ọc sữa như vậy?

Ọc sữa là gì?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa chảy ra khỏi miệng bé sau khi ăn xong. Các mẹ cần phân biệt giữa việc bé bị ọc sữa với hiện tượng nôn, trớ. Nôn là hiện tượng cơ bụng bé co bóp mạnh khiến tất cả sữa bị phun mạnh ra khỏi miệng. Còn trớ là hiện tượng một ít sữa trào ra khỏi miệng sau khi bú. 

Em bé được bố bế trên tay với một tay ôm áo bố đang nhăn mặt khó chịu với các vết sữa xung quanh miệng
Ọc sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 – 5 tháng thường xuất hiện tình trạng ọc sữa. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường do cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ví dụ như tình trạng khó chịu vùng bụng khiến bé trở nên biếng ăn, lười ăn, không muốn ăn. Ngoài ra ọc sữa còn có thể ảnh hưởng tới vùng họng khiến bé đau họng, viêm đường hô hấp…

Vậy nên, tuy rằng ọc sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không nguy hiểm nhưng mẹ không nên chủ quan mà cần tìm cách khắc phục sớm. Có khá nhiều mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản có thể giúp mẹ xử lý tình trạng trên.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Nguyên nhân xảy ra tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể kể đến 2 nguyên nhân chính: Ọc sữa sinh lý và ọc sữa bệnh lý. Tình trạng ọc sữa sinh lý gây ra bởi hoạt động co thắt của các cơ ở ống tiêu hóa. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi các bé nhỏ sơ sinh còn chưa hoàn thiện đường tiêu hóa. 

Em bé sơ sinh mặc áo trắng đang nằm quấy khóc với hai bàn tay nắm lại dơ lên cao
Bé quấy khóc nhiều, thường xuyên kèm với ọc sữa trên 3 lần/ ngày là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe

Ngoài ra, một số trường hợp bé bị ọc sữa do nguyên nhân bệnh lý thì mẹ cần chú ý theo dõi và đưa bé đi kiểm tra sớm. Một số vấn đề về bệnh lý gây nên tình trạng ọc sữa ở bé có thể kể đến như:

  • Hẹp thực quản
  • Hẹp tá tràng
  • Tắc ruột, ruột lồng…
  • Thiếu canxi gây nên ọc sữa
  • Rối loạn tiêu hóa – nguyên nhân chính khiến bé bị ọc sữa
  • Đường ruột mất cân bằng hệ vi sinh, loạn khuẩn đường ruột

Mẹ có thể nhận biết tình trạng ọc sữa do nguyên nhân vật lý qua dấu hiệu sau:

  • Đột nhiên quấy khóc, khóc thét, ưỡn bụng lên khi nằm hay bế, khó chịu
  • Ọc sữa liên tục dù không phải lúc mới ăn hay do hoạt động bất thường
  • Bụng bé có dấu hiệu căng cứng, chướng bụng
  • Tình trạng diễn ra trên 3 lần một ngày kèm theo các triệu chứng khác như khò khè, khó hô hấp
Ảnh bảng biểu với 2 cột dấu hiệu ọc sữa mức độ nặng và nhẹ
Dấu hiệu nhận biết mức độ ọc sữa của trẻ

Để xử lý tình trạng trên hãy cùng chúng tôi theo dõi các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà

Theo nghiên cứu, có đến 83% trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 – 5 tháng bị ọc sữa. Nếu mẹ không phát hiện ra các triệu chứng khác thì không cần phải quá lo lắng về tình trạng này. Trong dân gian có khá nhiều mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản giúp bé hết khó chịu ngay lập tức. Mẹ hãy theo dõi các mẹo dưới đây và áp dụng cho bé nhà mình nhé:

Bế bé lên và vỗ nhẹ vài cái vào lưng

Nếu bé chỉ bị ọc sữa thông thường thì mẹ có thể nhẹ nhàng bế bé đứng lên và vỗ nhẹ vào lưng bé. Cách này sẽ giúp đẩy phần không khí dư đang kẹt trong dạ dày bé ra ngoài. Từ đó có thể khiến bé hết ọc sữa  nhanh chóng. Đây là một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh khá đơn giản nên áp dụng đầu tiên khi bé xuất tình trạng ọc sữa. 

Mẹ để tóc ngắn mặc áo tím đang bế em bé và dùng 1 tay vỗ vào lưng bé
Bế bé đứng và vỗ nhẹ vào lưng là mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Uống nước gạo lứt – Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà

Một mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu quả các mẹ có thể sử dụng đó là dùng gạo lứt. Cho bé uống nước gạo lứt từ 1 – 2 lần 1 ngày sẽ giảm tình trạng ọc sữa đáng kể.

Bốc một nắm gạo lứt nhỏ rồi cho lên chảo hoặc nồi rang đến khi vàng, có mùi thơm. Sau đó bốc ra vài hạt gạo (7 hạt nếu dùng cho bé trai và 9 hạt nếu dùng cho bé gái) đun cùng nước và sữa. Tỷ lệ sẽ là 1 nửa ly nước ấm và 1 nửa chén sữa. Mẹ đun đến khi lượng nước cạn còn 1 nửa thì cho bé uống.

Dùng lá tre non (đọt tre) chữa ọc sữa cho trẻ

Lá tre non thường được dùng làm mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh an toàn và nhanh chóng. Với phương pháp này, mẹ cần có vài lá tre non hay còn gọi là đọt tre. Mẹ nên chú ý tìm các đọt tre còn tươi, không quá cũ. Mẹ nên đem đọt tre rửa sạch vài lần để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến bé. Sau đó hãy bỏ vài đọt tre vào ấm nước rồi đun sôi. Chờ khi nước nguội mẹ cho bé uống thay nước lọc có thể giảm ọc sữa.

Lưu ý: Đây là mẹo dân gian nên mẹ nhớ chọn bỏ số lá tre như sau: Dùng 7 lá tre cho bé trai và 9 lá tre cho bé gái.

Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh bằng gừng tươi

Gừng tươi là mẹo dân gian trị ọc sữa hiệu quả được nhiều người truyền miệng. Tuy nhiên với các bé sơ sinh thì mẹ lưu ý không nên cho bé dùng gừng trực tiếp. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì trẻ nhỏ chưa thể tiêu hóa được. 

Thay vào đó, mẹ hãy thực hiện mẹo này như sau:

  • Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch thái thành các lát mỏng khoảng 2mm.
  • Bố và mẹ ngậm lát gừng trong miệng khoảng 1 – 2p.
  • Bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, phần rốn của bé. Mẹ hà hơi vào vùng lưng, gáy của bé.
  • Trong suốt 3 ngày bố và mẹ kiên trì thực hiện mỗi lần hà hơi 36 cái. 

Đây là một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh theo dân gian nên bố và mẹ cần kiên trì và thực hiện đúng theo hướng dẫn mới đem lại được kết quả tốt.

Miếng gừng nằm trên bàn gỗ được cắt thành các lát mỏng
Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh bằng gừng tươi được nhiều người dùng và thấy hiệu quả

Massage bằng tinh dầu bạc hà – mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Tinh dầu bạc hà có khá nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay sau đó xoa hai tay vào nhau rồi từ từ massage nhẹ nhàng cho bé. Mẹ hãy bắt đầu massage nhẹ từ vùng cổ, ngực rồi đến bụng, rốn sau đó là lưng. Cách này sẽ giúp bé hết ọc sữa và cũng trị được cả chứng nôn, trớ cho trẻ sơ sinh.

Em bé nằm trên giường với gương mặt vui vẻ trong khi mẹ đang massage trên bụng bé theo mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Massage cho bé bằng tinh dầu bạc là mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản

Lưu ý khi sử dụng mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu bạc hà là mẹ hãy nhỏ một lượng nhỏ để kiểm tra xem bé có phản ứng hay dị ứng với bạc hà không. Bên cạnh đó, trong lúc massage nhớ phải giữ ấm cho bé tránh tình trạng gió lùa khiến bé bị cảm.

Các lưu ý và cách hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và không nguy hiểm cho bé. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra thường xuyên với tần suất nhiều trong ngày thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh lâu dài:

  • Theo dõi lượng thức ăn trẻ có thể hấp thụ và chia nhỏ bữa ăn: Mỗi bé sẽ có một khả năng hấp thụ khác nhau. Mẹ hãy theo dõi nếu bé thường xuyên bị ọc sữa sau khi ăn thì hãy chia nhỏ bữa ăn. Con số hợp lí là mẹ hãy chia đôi lượng sữa và cho bé uống thành nhiều lần trong ngày.
  • Hạn chế cho bé nằm ngay sau khi ăn: Hãy giữa bé trong tư thế đứng hoặc ngồi sau khi ăn để dạ dày luôn hướng xuống. Cách này sẽ có lợi cho việc tiêu hóa cũng như giảm tình trạng ọc sữa đáng kể. Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh như sau: Mẹ hãy bế bé đứng hoặc cho bé ngồi lên đùi trong vòng 30 phút.
  • Tập cho bé tư thế ngủ hợp lý: Cho bé nằm thẳng, kê đầu cao hơn khoảng 30 độ để giúp thức ăn không trào ngược lên gây ọc sữa. Hoặc giữ bé ngủ ở tư thế nằm nghiêng như nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng ọc sữa khi ngủ.
  • Bổ sung canxi cho bé: Một số bé thường xuyên ọc sữa do thiếu canxi. Lúc này mẹ hãy bổ sung canxi để giúp bé hạn chế tình trạng trên

Khi nào cần đưa bé đi khám?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ọc sữa có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Với nguyên nhân là do sinh lý thì mẹ có thể chỉ cần sử dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh để xử lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm các dấu hiệu sức khỏe bất thường thì mẹ hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Mẹ nên đưa bé đi khám khi xuất hiện các tình trạng sau:

  • Bé nôn nhiều trong ngày
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu nước như ít nước mắt, tiểu ít, môi khô
  • Xuất hiện tình trạng nóng hoặc hâm hấp sốt
  • Bé ngủ ít, không hoạt bát, vui vẻ như thường ngày
  • Bụng bé có dấu hiệu cứng, chướng bụng 
Em bé được bác sĩ bế đứng với hai tay dơ lên trời và gương mặt quấy khóc khó chịu
Trẻ quấy khóc nhiều kèm ọc sữa liên tục là dấu hiệu mẹ cần đưa bé di khám bác sĩ

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến mẹ “lo sốt vó” mỗi khi thấy bé quấy khóc, khó chịu. Hy vọng với các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản này mẹ có thể tự mình xử lý được tình trạng này tại nhà và yên tâm hơn trong quá trình nuôi con thơ.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top