Người mẹ cùng con trai đọc sách

8 mẹo chữa trẻ chậm nói cha mẹ nên áp dụng

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Cũng giống như những kỹ năng khác, kỹ năng nói là một phần quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng trẻ chậm nói đang dần gia tăng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mặc dù trẻ em có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng ở một mốc thời gian nhất định con bạn vẫn chưa có dấu hiệu phát triển lời nói, bạn nên nghĩ đến khả năng trẻ bị chậm nói. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định được dấu hiệu và những mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả nhất.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị chậm nói

Một bé gái đang mở miệng định nói, bên cạnh là hình ảnh 1 chiếc xe hơi và ký tự chữ cái
Cha mẹ nên theo dõi dấu hiệu chậm nói ở trẻ theo từng giai đoạn

Lời nói là âm thanh dùng để giao tiếp giữa người với người, nếu trẻ không phát ra âm thanh hoặc không phản ứng với âm thanh thì cha mẹ nên kiểm tra khả năng nói ngay lập tức. Dưới đây là những dấu hiệu chậm nói theo từng tháng tuổi mà cha mẹ cần theo dõi:

  • Dấu hiệu chậm nói ở trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nếu sau 3 tháng tiếp xúc và tương tác với gia đình, trẻ không phát ra những âm thanh nhỏ, phản ứng với những tiếng động xung quanh hoặc cử động tay chân mỗi khi giao tiếp với cha mẹ là dấu hiệu của chứng chậm nói. Biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ không quan tâm đến chuyển động của đồ chơi, khi có ai đó gọi tên mình, không phản ứng với những hành động hàng ngày của cha mẹ như xin chào hay tạm biệt. 
  • Dấu hiệu chậm nói ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: Ở những tháng tuổi này, xương của trẻ dần hoàn thiện và cứng cáp hơn, trẻ có thể dễ dàng điều khiển các hoạt động cơ thể thì dấu hiệu của việc chậm nói là trẻ không sử dụng những cử chỉ như vẫy tay khi chào, vỗ tay khi thích thú. 
  • Dấu hiệu chậm nói ở trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà trẻ phát triển bình thường có thể bập bẹ những từ đơn đầu tiên như “cha, mẹ, bà,…”. Còn những trẻ chậm nói thường thích sử dụng cử chỉ hơn là dùng lời nói, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và thậm chí không muốn giao tiếp với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ. 
  • Dấu hiệu trẻ chậm nói ở trẻ trên 18 tháng tuổi: Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước những âm thanh như tiếng còi xe, tiếng kêu của động vật. Ngoài ra, những trẻ chậm nói thường chỉ thích chơi một mình, từ chối sự tiếp cận của cha mẹ hay bạn bè. Trên 2 tuổi, trẻ chỉ có thể lặp lại từ của người khác nói mà không thể tự nói để diễn đạt mong muốn của mình.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói thường gặp

Một em bé đang chỉ vào tai của mình
Trẻ chậm nói có thể do bệnh lý hoặc tâm lý

Để có những biện pháp can thiệp hiệu quả, cha mẹ cần biết được nguyên nhân gây ra chậm nói ở trẻ là gì. Chậm nói ở trẻ thường do yếu tố bệnh lý và tâm lý:

Do bệnh lý

Suy giảm chức năng răng miệng, chẳng hạn như các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng nói bị tác động khi trẻ mắc suy não, viêm màng não, chấn thương não khi gặp tai nạn. Nhiều loại khuyết tật trí tuệ có thể gây chậm phát triển khả năng nói ở trẻ.

Các vấn đề về thính giác cũng có thể ảnh hưởng đến lời nói. Vì vậy, cha mẹ nên kiểm tra thính giác của trẻ bất cứ khi nào có vấn đề về lời nói. Trẻ gặp vấn đề về nghe có thể gặp khó khăn khi nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Do tâm lý

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể xảy ra khi trẻ không được sự quan tâm từ gia đình, sốc tâm lý khi bị bỏ mặc. Ngoài ra, việc nuông chiều quá mức của cha mẹ cũng khiến trẻ chậm nói, lười nói. Nhiều cha mẹ vì quá bận rộn, không có thời gian để chơi với con nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử và không quan tâm đến việc tập cho trẻ nói từ sớm.

Khi đã biết được nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở trẻ, cha mẹ cần cố gắng can thiệp sớm nhất có thể bằng cách sử dụng các phương pháp luyện nói phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng với trẻ để tạo nên tâm lý thoải mái, giúp hiệu quả luyện nói được tốt hơn. Việc luyện nói cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì trẻ càng lớn thì khả năng luyện tập càng khó khăn hơn.

Có nên can thiệp khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu chậm nói?

Việc chậm nói ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, khiến trẻ khó khăn trong giao tiếp, không thể bộc lộ cảm xúc và dễ thu mình lại. Vì vậy, cha mẹ nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Từ đó, tùy theo mức độ mà có sự can thiệp thích hợp, cha mẹ cần có sự kết hợp của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để điều trị tốt nhất từ gốc rễ. Nếu trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý thì khả năng hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa rất cao nếu được chăm sóc đúng cách.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí thông minh không?

Một người mẹ đang bế con bên trái, bên phải một bé trai đang giơ tay
Chậm nói không hẳn ảnh hưởng đến trí thông minh

Cha mẹ thường lo lắng việc chậm nói sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chắc chắn việc chậm nói ảnh hưởng đến trí thông minh cả. Ngoài ra, cha mẹ cần phân biệt khả năng trẻ chậm phát triển trí não có thể dẫn đến việc chậm nói. Nếu chậm nói nhưng trẻ vẫn hoạt động đi, đứng, bò bình thường, vẫn có thể phân biệt xung quanh tùy theo độ tuổi thì không cần lo việc trẻ bị kém thông minh. Để có kết luận chính xác vấn đề này thì cha mẹ có thể đến bệnh viện kiểm tra chuyên sâu hoặc áp dụng các bài tập trắc nghiệm trí thông minh phù hợp với độ tuổi từ đó xác định khả năng ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ chậm nói.

Mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả ngay lập tức

Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói

Sử dụng đậu đỏ chữa trẻ chậm nói

Một bát đậu đỏ đặt trên một chiếc khăn, xung quanh có nhiều đậu đỏ rơi ra ngoài
Mẹo chữa trẻ chậm nói: Đậu đỏ giúp chữa chậm nói ở trẻ

Đây là một mẹo dân gian được ông bà ta truyền miệng từ bao đời nay bởi đậu đỏ là một nguyên liệu lành tính, dễ tìm và cách sử dụng vô cùng đơn giản như sau: Đậu đỏ ngâm, rửa thật sạch sau đó để ráo nước. Lấy 20g đậu đã rửa xay nhuyễn, nhồi bột đã xay cùng 50ml rượu trắng đến khi bột sệt lại. Lấy hỗn hợp này thoa vào phần dưới lưỡi của trẻ. Phương pháp này cần thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

Sử dụng mẹo giật đồ chữa trẻ chậm nói

Mẹo giật đồ ăn là một mẹo được sử dụng cho những trẻ đến tuổi nói nhưng vẫn chưa chịu nói. Đây là phương pháp được người xưa áp dụng nhằm có thể xin được khả năng nói chuyện của người khác nhờ việc giật lấy thức ăn của họ. Cách này được thực hiện như sau: cha hoặc mẹ bế trẻ ra chợ, lựa chọn một người có khả năng ăn nói tốt, khi họ đang chuẩn bị ăn gì đó thì nhanh chóng lại giật thức ăn đó cho trẻ ăn. Hành động này thực chất không được khuyến khích thực hiện bởi nó gây khó chịu cho người khác nên hãy lựa chọn giật của những người lớn tuổi, có thể họ sẽ hiểu và bỏ qua cho sự thô lỗ của bạn.

Những phương pháp dân gian nêu trên thực tế chưa được sự công nhận của khoa học việc trẻ chậm nói do yếu tố bệnh lý và tâm lý, không có mối liên hệ nào giữa các mẹo dân gian và lý do chậm nói của trẻ. Cha mẹ chỉ nên tham khảo thực hiện cùng những biện pháp khoa học chứ đừng nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

Các phương pháp khoa học chữa chậm nói

Cha và mẹ đọc sách cùng con
Mẹo chữa trẻ chậm nói: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ trong quá trình chữa chậm nói
  • Giao tiếp với con nhiều hơn: Cách tốt nhất để luyện nói cho trẻ chậm nói là cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn, dành nhiều thời gian để trò chuyện kể cả khi trẻ chưa biết nói. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dạy trẻ tập nói sớm bằng những âm đơn giản như mẹ, ba… và dần dần bé sẽ bắt chước theo. Cha mẹ cần kiên nhẫn, lặp đi lặp lại những âm đơn giản để khuyến khích con phát âm.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nên cố gắng nói chậm rãi, nói rõ ràng từng từ. Đồng thời, hạn chế nói ngọng vì sẽ khiến trẻ khó phát âm khi bắt chước. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ngôn ngữ cơ thể, cử động tay và cố gắng nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi có thể.
  • Mô tả xung quanh cho con: Một trong những phương pháp chữa chậm nói hiệu quả là giải thích những thứ xung quanh trẻ như xe cộ, cây cối. Cha mẹ nên kiên trì lặp đi lặp lại hàng ngày để trẻ có thể ghi nhớ, nâng cao vốn từ ngữ của mình.
  • Khuyến khích con tự giải quyết vấn đề: Khi trẻ cần sự giúp đỡ mà không thể nói ra, cha mẹ nên kiên nhẫn gợi ý, kích thích trẻ phát ra lời nói.
  • Đọc sách, hát cho con: Đây là một phương pháp thần kỳ bởi sách có nhiều từ vựng mới và cách liên kết câu chặt chẽ, những bài hát có giai điệu vui nhộn giúp trẻ thoải mái và hứng thú hơn.
  • Tạo môi trường lành mạnh: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử như điện thoại hay tivi. Cha mẹ hãy tâm sự nhiều hơn, cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa giúp trẻ mạnh dạn hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng các mẹo chữa trẻ chậm nói

Cha mẹ là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều trị chậm nói, là nhân tố quyết định khả năng phục hồi của trẻ. Vì vậy, trước khi quyết định có con, cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và kỹ năng chăm sóc trẻ tốt nhất. Ngay từ những giai đoạn phát triển đầu đời, cha mẹ khuyến khích trẻ học nói, dành thời gian chăm sóc, vui chơi, trò chuyện, đọc sách cùng nhau. Đừng ép buộc trẻ trẻ làm những điều mà chúng không muốn mà hãy bên cạnh lắng nghe, khuyên nhủ, động viên hay khen ngợi khi trẻ nói hoặc làm đúng điều gì đó.

Trên đây là một số mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả nhất mà Quang Minh muốn chia sẻ cho bạn biết. Hy vọng những thông tin này giúp cha mẹ có thể nhận biết tình trạng chậm nói sớm nhất và hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ tốt hơn.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top