Phương pháp bấm huyệt và chườm nóng (hình trái) người đàn ông bị đau thần kinh tọa (hình phải)

Đau thần kinh tọa là gì? – Dấu hiệu và mẹo chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Đau thần kinh tọa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến người bệnh bị tê nhức, đau, yếu cơ… Khi bị đau, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau hoặc áp dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về những phương pháp chữa đau thần kinh tọa đơn giản, hiệu quả nhé.

1. Tổng quan đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, xuất phát từ phần dưới thắt lưng đến đầu ngón chân. Mỗi người sẽ có 2 dây thần kinh tọa trái – phải để điều khiển hoạt động của cơ thể ở mỗi bên tương ứng. Chức năng của dây thần kinh tọa là chi phối & cảm giác hoạt động của cơ thể, góp phần nuôi dưỡng các bộ phận mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa là loại bệnh lý, gây cảm giác đau nhói ở vùng dây thần kinh tọa đi qua. Người bệnh thường có biểu hiện đau ở cột sống thắt lưng lan đến mặt ngoài của đùi; mặt trước và ngoài của cẳng chân; mắt cá chân từ ngoài lan đến tận các ngón chân.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa đa phần là do bệnh lý đĩa đệm (cột sống lồi ra trực tiếp đè lên dây thần kinh tọa). Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như chấn thương, viêm khớp thoái hóa, tổn thương đốt sống, sưng dây thần kinh tọa…

Một người đang đặt tay lên vùng đau thần kinh tọa ở mông (hình trái), mô hình chỉ rõ các điểm đau trên đường dây thần kinh tọa (hình phải)
Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa

2. Đau thần kinh tọa có gây nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa thường gây khó chịu cho người bệnh. Do đó nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng liệu đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Trên thực tế, các cơn đau thần kinh tọa đều khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến của sống của người bệnh. Hầu hết các trường hợp này sẽ khỏi nếu thực hiện phẫu thuật hoặc áp dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa.

Vấn đề đau thần kinh tọa sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi để trình trạng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu. Một số biến chứng mà người bị đau dây thần kinh tọa có thể gặp phải như:

  • Cứng cột sống do các cơn đau làm co thắt cơ bắp hoặc khi mất lực hoàn toàn ở chi dưới.
  • Bại liệt một phần hoặc hoàn toàn do không được điều trị kịp thời.
  • Teo cơ vận động do không được chữa trị kịp thời.
  • Suy giảm chức năng của cơ vòng đường ruột và bàng quan, có thể dẫn đến vấn đề đại tiện không tự chủ thường gặp.

Việc trì hoãn điều trị bệnh đau thần kinh tọa sẽ mang lại nhiều nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Do đó người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh từ sớm và có phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó là áp dụng thêm các mẹo chữa thần kinh tọa tại nhà giúp giảm đau hiệu quả.

Hình ảnh người đàn ông đang đặt tay lên vùng đau thần kinh tọa ở hông và xương cột sống
Đau thần kinh tọa có gây nguy hiểm cho người bệnh không?

3. Những biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa

Như đã nói ở trên, dây thần kinh tọa xuất phát từ dưới thắt lưng đến đầu ngón chân. Do đó triệu chứng của bệnh sẽ nổi bật tại khu vực dây thần kinh tọa đi qua và lan ra xung quanh.

Nếu biết rõ vị trí đau thì bạn sẽ dễ dàng áp dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa hơn. Những vị trí, biểu hiện cụ thể của bệnh đau thần kinh tọa như:

  • Đau tại vùng cột sống thắt lưng là dấu hiệu điển hình của đau thần kinh tọa. Các cơn đau dữ dội thường kéo dài từ mông ra phía sau của chân. Khi người bệnh di chuyển, cúi người thì cường độ đau nhức sẽ càng tăng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ khiến một bên cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Các cơn đau nhức theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện của các cơn đau nhức sẽ khác nhau. Nếu bị tổn thương ở rễ dây thần kinh L4 thì cơn đau sẽ lan xuống khoeo chân (vùng phía sau gối). Nếu bị tổn thương ở rễ dây thần kinh L5 thì cơn đau sẽ lan xuống bàn và các ngón chân. Một số khác sẽ bị đau ở cột sống lưng hoặc dọc chân.
  • Luôn có cảm giác tê, yếu cơ ở chân tay khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển và sinh hoạt.
Người phụ nữ đặt hai tay lên vùng hông bị đau (bên trái), mô hình chỉ rõ vị trí của dây thần kinh tọa và vùng đau (bên phải)
Biểu hiện rõ rệt của đau thần kinh tọa

4. Mẹo chữa đau thần kinh tọa đơn giản, hiệu quả tại nhà

Đau thần kinh tọa là chứng bệnh gây khó chịu cho người bệnh, do thường xuyên bị đau nhức. Nếu bạn đang gặp vấn đề về đau thần kinh tọa, hãy áp dụng một số mẹo chữa đau thần kinh tọa đơn giản dưới đây.

4.1. Thực hiện phương pháp bấm huyệt, xoa bóp

Bấm huyệt, xoa bóp là một trong những phương pháp giúp thư giãn các cơ, đả thông kinh mạch; từ đó làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Đây cũng được xem là mẹo chữa đau thần kinh tọa đơn giản, dễ thực hiện mà không phải dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện phương pháp bấm huyệt dưới đây:

  • Người bệnh nằm trên giường với tư thế nằm sấp.
  • Dùng tay xoa bóp, vuốt dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (thắt lưng, mông, đùi, cẳng chân, bàn chân); giúp giãn các cơ do dây thần kinh chi phối.
  • Dùng 3 ngón tay, khép sát lại rồi ấn và miết nhẹ các khối cơ ở lưng, mông, đùi, gót chân. Động tác này sẽ giúp mềm cơ, giãn cơ, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu…
  • Nắm 2 bàn tay thật chặt, sau đó dùng các khớp tay miết đều ở vùng đau của người bệnh. Động tác này sẽ làm giảm các cơn đau nhức, tê bì hiệu quả.
  • Đặt 2 bàn tay lên các khối cơ dọc theo dây thần kinh tọa rồi xoa bóp từ từ để xoa dịu các cơn đau.
Một người đang được bấm huyệt, xoa bóp ở vùng lưng
Hướng dẫn bấm huyệt, xoa bóp chữa đau thần kinh tọa

4.2. Chườm nóng – Mẹo chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Chườm nóng là một trong những phương pháp giảm đau đơn giản, hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Nếu bạn đang bị đau thần kinh tọa thì có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày để giảm các cơn đau nhức.

Với phương pháp này, bạn chỉ nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C đổ vào túi chườm. Hãy chườm lên vùng đau thần kinh tọa trong khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ cảm thấy giảm đau nhức rõ rệt.

Một người phụ nữ đang dùng túi chườm đặt lên vị trí xương cột sống
Chườm nóng – Mẹo chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

4.3. Sử dụng cây đinh lăng

Cây đinh lăng được xem là loại thảo dược quý khi có tác dụng giảm đau, hạn chế tổn thương hiệu quả. Loại thảo dược này có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng lưu thông máu và giảm đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, cây đinh lăng còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, làm bền thành mạch, chống suy nhược cơ thể…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây đinh lăng, gừng tươi, mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch rễ cây đinh lăng, sau đó để ráo nước và cắt nhỏ.
  • Cho gừng tươi đã cắt lát cùng mật ong nguyên chất vào tẩm với đinh lăng. Đem nguyên liệu đi sao vàng hạ thổ (rang nóng trên chảo, sau đó lấy một miếng vải sạch đặt trên đất rồi đổ nguyên liệu lên).
  • Mang nguyên liệu đã sao vàng hạ thổ đi sắc thuốc và lấy nước thuốc uống trong ngày.
Lá cây đinh lăng (bên trên), rễ cây đinh lăng (bên dưới)
Hướng dẫn sử dụng cây đinh lăng chữa đau thần kinh tọa

4.4. Sử dụng cây cỏ xước

Tương tự như cây đinh lăng, cây cỏ xước cũng được sử dụng nhiều trong chữa trị đau thần kinh tọa. Loại cây này có tính mát, vị chua chua; có tác dụng thanh nhiệt, thông mạch, giảm đau, tăng cường hệ thống miễn dịch, lưu thông tuần hoàn máu…
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về đau thần kinh tọa thì có thể tham khảo một vài cách sử dụng cây cỏ xước dưới đây:

  • Cách 1: Dùng 300g cỏ xước rửa sạch, để ráo nước rồi sắc với 1 lít nước. Sau đó lọc lấy phần nước thuốc để uống, nên uống 1 lần/ngày và kiên trì trong 7 – 10 ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Cách 2: Kết hợp cỏ xước cùng các loại thảo dược khác như cây trinh nữ, rau má, lá lốt… Rửa sạch nguyên liệu, mang đi sắc với 1 lít nước trong khoảng 30 phút. Lọc lấy phần nước thuốc để uống hằng ngày, nên uống đều đặn 3 lần/ngày và kiên trì trong 7 – 10 ngày.
Cây cỏ xước - Được dùng trong mẹo chữa đau thần kinh tọa
Sử dụng cây cỏ xước chữa đau thần kinh tọa

4.5. Cần thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt xấu chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Vì vậy, bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt giúp phòng tránh, giảm đau thần kinh tọa hiệu quả. Bạn cần ăn uống theo chế độ hợp lý, thường xuyên tập thể dục, tập yoga… giúp lưu thông khí huyết.

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế vác vật nặng, hoạt động quá sức, đảm bảo cơ thể luôn thăng bằng… Điều đó sẽ giúp bạn hạn chế các chấn thương, đặc biệt là chấn thương cột sống, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

5. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, bệnh đau thần kinh tọa sẽ không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh.

Bạn có thể uống thuốc hoặc sử dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa, nếu bệnh không quá nặng. Trường hợp, bạn có triệu chứng nặng như đi lại khó khăn hơn, mất kiểm soát bàng quang, sốt, cơn đau kéo dài nhiều tuần… Tốt nhất là nên làm phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết trên đã chia sẻ tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa và những biểu hiện rõ rệt của bệnh. Bạn có thể lựa chọn cách uống thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp các mẹo chữa đau thần kinh tọa tùy vào mức độ phù hợp. Với trường hợp bị bệnh nặng thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị tốt nhất nhé.

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top