Răng sâu có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi nhắc đến, nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Dưới đây, QUANG MINH giúp bạn tìm hiểu thêm những điều cần thiết khi đau răng sâu và một số mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả tức thì tại nhà.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bạn bị đau răng sâu là gì?
Để chữa đau răng sâu, đầu tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng sâu răng đến từ đâu?
Nguyên nhân chính gây sâu răng là do vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong miệng ăn mòn, tạo lỗ sâu răng.
Trên thực tế, sự hiện diện của các loại vi khuẩn trong khoang miệng là rất bình thường. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn như Streptococcus mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces trong miệng sẽ tiết ra axit khi phân giải đường trong các mẩu vụn thức ăn thừa còn sót trong kẽ răng, từ đó hình thành nên lỗ sâu. Lâu ngày, tình trạng này ăn mòn vào sâu hơn tới các lớp bên trong như ngà răng hoặc tủy răng chứa các dây thần kinh, mạch máu gây đau nhức và để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Một số yếu tố gây ra sâu răng như:
- Vệ sinh răng miệng kém và sai cách: Răng miệng không được làm sạch thường xuyên và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, chúng ta cần làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiễm màu. Đồng thời, việc chải răng cũng cần đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, có thể dùng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Ăn vặt: Các món ăn vặt, đồ ngọt như kẹo cứng, bánh quy hoặc nước ngọt có gas có lượng đường cao sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh hơn, gây ra tình trạng sâu răng.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như chanh, dấm, nước trái cây có vị chua khi sử dụng quá nhiều sẽ góp phần ăn mòn men răng.
- Bệnh tụt nướu: Nướu bị tụt để lộ gốc chân răng, từ đó dễ gây ra các mảng bám tại vị trí này. Lúc này, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn tấn công.
- Thiếu nước: Tình trạng thiếu nước sẽ dẫn tới tình trạng khô miệng, ít tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám. Đồng thời, những khoáng chất có trong nước bọt còn giúp chữa sâu răng sớm và hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra sâu răng. Bởi nồng độ axit cao, có khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.
2. Hậu quả của việc không chữa trị đau răng sâu triệt để
Bạn có biết, việc có một vài chiếc răng sâu sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Khi bị sâu răng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn mỗi khi ăn uống, nhất là lúc ăn các món nóng hoặc lạnh. Không chỉ vậy, ăn uống không ngon miệng cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tinh thần và có nguy cơ sụt cân gây tổn hại đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó, axit có khả năng bào mòn, gây tổn thương đến các mô và cả hệ thần kinh ở sâu bên trong răng. Chúng sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể kể đến như: hôi miệng, xỉn màu răng, thậm chí là áp xe răng, viêm tủy hoặc tiêu xương răng và nhiễm trùng huyết. Trong nhiều trường hợp chuyển biến quá nặng, nha sĩ buộc phải nhổ đi chiếc răng sâu để tránh viêm nhiễm xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, đe dọa tới sức khỏe bệnh nhân.
Như vậy, răng sâu để lại nhiều hậu quả khôn lường nên việc điều trị răng sâu là vô cùng cần thiết. mục đích điều trị không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát cơn đau nhức mà còn góp phần hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra đối với răng miệng.
3. 6 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả, an toàn
Nước muối
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng thường xuyên ( khoảng 4-5 lần/ 1 ngày) sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau răng nhanh chóng, hiệu quả. Nước muối sẽ giúp làm giảm bớt sự ê buốt, đau nhức của răng, nướu, hỗ trợ vệ sinh và loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nó còn có khả năng giúp:
- Làm giảm sưng, viêm
- Tăng cường khả năng chữa lành vết thương
- Giảm đau họng
Giảm đau răng sâu với rượu
Thành phần của rượu là cồn nên có tính sát khuẩn cao. Do đó, vào những lúc đau răng, ngậm rượu sẽ có tác dụng làm giảm đau nhức, tránh sưng, viêm nhiễm.
Không chỉ rượu trắng mới có tác dụng nhiều người dùng rượu hạt cau, hoặc rượu hạt gấc để tăng hiệu quả giảm đau. Do đó, thay vì ngậm nước muối, bạn có thể sử dụng rượu để làm thuyên giảm những cơn đau răng đồng thời giúp kháng viêm hiệu quả.
Chườm đá lạnh
Đây là một trong những cách làm hết đau nhức răng nhanh nhất, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Cái lạnh của đá và túi chườm sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm đau răng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, giúp ngăn chặn cơn đau tức thì chứ không hỗ trợ chữa trị sâu răng.
Lưu ý: Không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau răng vì nhiệt độ quá lạnh sẽ gây khó chịu và có thể gây ra bỏng lạnh.
Trị đau răng sâu với Gừng, Tỏi
Gừng và tỏi cũng là một trong những cách giảm đau khi sâu răng được nhiều người lựa chọn. Bởi trong tỏi và gừng có chứa một hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, để chữa đau răng, bạn chỉ cần giã nát tỏi và gừng, thêm 1 vài hạt muối, đắp vào vùng răng bị sâu gây đau nhức khoảng 15-20 phút và súc miệng lại thật sạch với nước ấm.
Cách khác là bạn cũng có thể dùng máy xay hỗn hợp 2-3 tép tỏi với vài lát gừng trong 150ml nước, lọc lấy nước cốt và ngậm trong vòng 15 phút. Cơn đau của bạn sẽ dịu lại và cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên chú ý pha loãng tỏi vì có thể bị kích ứng hoặc phỏng nướu.
Thuốc giảm đau răng
Khi tình trạng đã quá đau, nhiều người lựa chọn dùng thuốc để điều trị cơn đau nhức. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gặp phải tác dụng phụ và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó, người dùng cần tránh tự ý mua thuốc giảm đau tùy tiện ở bên ngoài và lạm dụng quá nhiều mà không hỏi ý bác sĩ.
Thông thường, ta có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) với liều lượng vừa đủ sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng việc dùng thuốc này cũng cần được tham khảo thông qua bác sĩ bởi nó vẫn cần một số lưu ý và chống chỉ định.
Ví dụ như, Paracetamol dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em nhất là trẻ dưới 18 tuổi.
Uống trà bạc hà
Bạc hà có đặc tính the mát, gây tê gần tương tự với đá lạnh, giúp làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng hiệu quả
Để làm trà bạc hà, bạn chỉ cần ngâm lá bạc hà khô với nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội là đã có thể dùng làm nước súc miệng hoặc uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà bạc hà còn ấm chườm trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cơn đau.
Với ai không thích trà bạc hà thì cũng có thể sử dụng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả.
4. Những lưu ý khi chữa trị đau răng sâu tại nhà
Có một số lưu ý khi chữa đau răng sâu tại nhà là đây chỉ là những biện pháp giảm đau tức thời, có thể tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Do đó, để điều trị dứt điểm, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn chữa trị.
Ngoài ra, sau khi đi điều trị răng sâu, bạn cần dành thời gian chăm sóc răng miệng cẩn thận. Nếu không, tình trạng răng sâu sẽ quay trở lại, ngày càng đau nhức, khó điều trị hơn nữa. Đồng thời, bạn hãy nhớ đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để có biện pháp điều trị kịp thời với những vấn đề phát sinh.
5. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Người ta nói phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, chỉ ai rơi vào tình trạng đau đớn do răng sâu gây nên thì mới hiểu được nó ảnh hưởng nhiều như thế nào. Do đó, bạn nên tự mình phòng ngừa sâu răng bằng một số gợi ý sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn,…
- Có chế độ ăn uống điều độ: hạn chế ăn đồ nóng lạnh đột ngột, đồ ngọt và nên tăng cường ăn đồ ăn có chất xơ, rau củ quả.
- Sử dụng kem đánh răng có Flour (kem đánh răng, nước súc miệng…) để vệ sinh răng miệng có hiệu quả nhất
- Khám răng định kì 4-6 tháng 1 lần nhằm sớm nhận biết các tình trạng của răng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về sâu răng và những mẹo chữa đau sâu răng hiệu quả. Cái răng, cái tóc là góc con người, QUANG MINH chúc bạn và gia đình có những biện pháp bảo vệ răng miệng của mình an toàn, hiệu quả.
Bài viết liên quan: