Nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng và cách phát hiện dây rốn quấn cổ

Hình ảnh một người phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh là hình ảnh cho thấy thai nhi đang bị dây rốn quấn quanh cổ

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Những nguyên nhân nào khiến dây rốn bị quấn quanh ở cổ thai nhi? Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách phát hiện dây rốn quấn quanh cổ ở bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về dây rốn

Dây rốn đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển chất dinh dưỡng cũng như oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi trong bụng. Đây là một ống dẫn hai đầu rất quan trọng do đó nếu có vấn đề gì xảy ra với ống dẫn này, thì cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy hiểm. Đặc biệt ở em bé, nếu như dây rốn có vấn đề, em bé sẽ có khả năng bị thiếu oxy, dẫn đến suy thai, tử vong.

Trung bình dây rốn sẽ dài từ 50 đến 60cm. Nếu toàn bộ dây rốn dài dưới 35cm thì được gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối, còn khi đã bị quấn vào cổ, tay chân hoặc thân của thai nhi khi vận động làm cho dây rốn ngắn đi, thì được gọi là dây rốn ngắn tương đối. Dây rốn càng dài thì khả năng sẽ bị quấn vào em bé càng cao hoặc tự dây rốn bị thắt nút lại với nhau.

Thai nhi có dây rốn đang nằm trong bụng mẹ
Dây rốn vận chuyển thức ăn cho thai nhi

Ở trong bụng mẹ, sự chuyển động của thai nhi sẽ làm cho dây rốn căng hơn và dài ra. Việc dây rốn bị dài quá là một tình trạng không tốt vì sẽ có thể quấn vào các bộ phận thai nhi, nặng có thể gây tắc nghẽn mạch máu của em bé.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, trong giai đoạn chuyển dạ hoặc trong quá trình mẹ sinh em bé.

Đối với thai nhi từ 24 đến 26 tuần tuổi, tỷ lệ các bé bị dây rốn quấn cổ là vào khoảng 12%. Tỷ lệ này tăng lên 37% khi thai nhi đã phát triển đủ tháng. Đây là một trường hợp bình thường và không gây các ảnh hưởng xấu như các bệnh ở trẻ cũng như liên quan đến tử vong chu sinh. Vì vậy khi mẹ đi khám, các bác sĩ thường ít báo cho mẹ biết con bị dây rốn quấn cổ, chỉ trừ trong trường hợp có khả năng nguy hiểm.

2. Hướng dẫn cách phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ được phát hiện chủ yếu khi đi siêu âm thai vì gần như dây rốn không có dấu hiệu gì biểu hiện ra bên ngoài. Đôi khi có thể thông qua hiện tượng thai máy ít đi hoặc thai máy nhiều hơn so với bình thường, mà người mẹ có thể cảm nhận được và đi khám

Dây rốn quấn cổ thường gặp vào tháng thứ 4 của thai kỳ.

Mẹ bầu đang được bác sĩ siêu âm để phát hiện sớm tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng
Thường xuyên thăm khám để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi

3. Những nguyên dân khiến dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi

Hiểu được sự phát triển của con trong từng giai đoạn trong bụng mẹ, các phụ huynh sẽ có kiến thức để đối phó trong các trường hợp cần thiết.

Ở những tháng đầu tiên, vì còn nhỏ nên việc di chuyển của thai nhi trong bụng mẹ là rất dễ dàng. Do đó sẽ xuất hiện việc dây rốn dài và quấn quanh người em bé. Không chỉ vậy, việc bé di chuyển trong buồng tử cung còn có thể khiến cho dây rốn tự cuốn vào nhau tạo thành các nút thắt gây nguy hiểm.

Ở các tháng cuối của thai kỳ, thường là 3 tháng cuối thì thai nhi sẽ quay đầu từ từ xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Lúc này dây rốn mềm và trơn nên rất dễ bị quấn vào em bé. Khi dây rốn quấn vào người bé thì cũng có khả năng dây rốn sẽ tự tháo được, tuy nhiên cổ là một bộ phận nhạy cảm vì đây là một cái khe hẹp giữa vai và đầu, do đó nhiều trường hợp bé không thể tự tháo mà càng di chuyển làm dây quấn càng chặt hơn.

Thai nhi đang bị dây rốn quấn 1 vòng quanh cổ
Những nguyên nhân khiến thai nhi vbij dây rốn quấn quanh cổ

Việc mẹ lao động quá sức hay thường xuyên vận động được xem là nguyên nhan chính khiến dây rốn quấn quanh cổ em bé. Khi mẹ gắng sức, em bé sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, việc này sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn vào cổ bé. Do vậy mẹ hãy chú ý vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ, tránh các hoạt động quá sức nhé. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn nên những việc có thể nhờ trợ giúp mẹ đừng ngại nhé.

Mẹ bị dư ối hay đa ối cũng là một nguyên nhân khiến bé bị dây rốn quấn cổ, đặc biệt là trong các tháng cuối thai kỳ. Có nhiều em bé có dây rốn dài hơn bình thường nên tình trạng bị dây quấn cổ là khá cao.

4. Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Tình trạng em bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là tình trạng an toàn nên mẹ không cần quá lo lắng. Nhiều em bé đã có thể tự tháo dây ra từ tuần thai thứ 18 đến 25. Dây rốn là phương tiện vận chuyển giữa mẹ và thai nhi nên những cản trở đối với dây rốn là không tốt. Tuy nhiên hiện tượng em bé bị dây quấn cổ 1 vòng là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Các bác sĩ sẽ đánh giá khi mẹ đi khám thai định kỳ và thường không xử lý cho đến khi xảy ra vấn đề bất thường. Mẹ hãy đi khám ngay khi cảm nhận thai máy khác bình thường nhé. Kể cả khi thai máy ít hơn hay nhiều hơn thì cũng đều là dấu hiệu mà con gửi đến, vậy nên mẹ đừng chủ quan nhé.

Tùy vào tình trạng của mẹ và bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Đa số các thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ đều có thể sinh thường bình thường và bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ hoặc từ tuần thai thứ 30. Tuy nhiên tình trạng quấn cổ 1 vòng thì không có gì đáng ngại ở thời điểm này. Mặc dù vậy, mẹ vẫn chú ý đi khám định kỳ đều đặn để theo dõi bé nhé.

Hình ảnh siêu âm cho thấy thai nhi đang bị dây rốn quấn quanh cổ
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ

Khi thai đã lớn thì việc tháo dây rốn quấn quanh cổ sẽ khó khăn hơn và nhiều trường hợp là hầu như không thể. Lúc này mẹ hãy nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ kết hợp theo dõi con trong bụng mình. Nếu xuất hiện các hiện tượng bất thường mẹ hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa ngay nhé.

Nói chung dù là bất kỳ tình trạng nào xảy ra trong chu kỳ mang thai cũng đều sẽ khiến các mẹ căng thẳng. Việc đưa một đứa từ khi thai nghén đến chào đời là một quá trình dài và vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào mà mẹ cảm nhận được, mẹ hay nhận sự hỗ trợ của các bác sĩ để quá trình mang thai diễn ra vui vẻ và em bé phát triển khoẻ mạnh nhé.

Bài viết trên là những thông tin về những nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi và cách để phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn. Mẹ bầu nên thăm khám tại các bệnh viện thường xuyên để theo dõi diễn biến phát triển của thai nhi.

Nguồn: medlatec.vn/tin-tuc/day-ron-quan-co-1-vong-co-gay-nguy-hiem-cho-me-va-be-khong-s74-n28653

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top