Một nha sĩ đang tiến hành lấy cao răng cho bệnh nhân, bên trong miệng răng có cao răng

Cao răng là gì? Những lợi ích của việc lấy cao răng định kỳ

Chia sẻ ngay:

Rate this post

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng hay không? Cao răng được hiểu nôm na là loại cặn thức ăn, vi khuẩn,… bám lâu ngày và tạo thành lớp màn cứng trong răng. Nếu bạn không lấy cao răng định kỳ thì những mảng bám này là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Thông tin chung về cao răng

Cao răng là gì?

Cao răng là gì có thể hình dung như sau: nó là một loại cặn cứng được lắng lại từ muối vô cơ và cặn mềm là các chất khoáng trong miệng và mảnh vụn thức ăn; xác tế bào biểu mô; sắt của huyết thanh; vi khuẩn;… bám chắc vào dưới bờ lợi hoặc bề mặt răng.

Hình ảnh răng có nhiều mảng bám, gọi là cao răng
Cao răng là những mảng bám bám trên răng thời gian dài

Quá trình hình thành cao răng diễn ra như sau: sau ăn khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng sẽ bám vào bề mặt răng. Lớp màng này nếu không được làm sạch thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và tích tụ, theo thời gian, nó dày lên tạo thành mảng bám. Lúc mảng bám còn mềm thì vẫn có thể loại bỏ được bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải nhưng khi nó đã đọng lại lâu, đã bị vôi hoá thì sẽ cứng và bám rất chắc, chỉ có dụng cụ chuyên dụng mới làm sạch được.

Lấy cao răng có những lợi ích gì?

Lấy cao răng là việc nên làm và thực hiện định kỳ bởi cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Vậy hậu quả của việc không lấy cao răng là gì?

  • Độc tố của vi khuẩn tồn tại trong mảng cao răng rất dễ gây viêm. Phản ứng viêm này có thể trở thành tác nhân làm tiêu xương răng, khiến cho lợi bị mất chỗ bám nên răng ngày càng dài ra và lộ ra vùng xương răng không có sự bảo vệ bởi tổ chức xung quanh từ đó hình thành cảm giác ê buốt khó chịu.
  • Cao răng càng tích tụ lâu càng khó loại bỏ, theo thời gian dễ dẫn đến sâu răng.
  • Vi khuẩn từ mảng cao răng có thể gây kích ứng và khiến cho nướu răng bị hỏng và kết quả chính là sự tiến triển của bệnh nướu răng.
  • Viêm nha chu do nhiễm trùng vi khuẩn và xuất hiện các túi ở giữa nướu với răng. Để chống lại viêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể và trộn lẫn chúng với vi khuẩn rồi đào thải ra ngoài. Quá trình này có thể khiến cho các mô giữ răng và xương bị hỏng.

Đối tượng nên lấy cao răng và những lưu ý

Có phải ai cũng nên lấy cao răng?

Những trường hợp sau nên tiến hành lấy cao răng định kỳ:

Hình ảnh hàm răng trên có tình trạng bị viêm nha chu
Không nên lấy cao răng cho người mắc viêm nha chu
  • Chưa đến kỳ lấy cao răng nhưng đã có cao răng.
  • Trên hoặc phía dưới nướu có nhiều vết dính và cao răng.
  • Cao răng gây viêm nha chu, viêm nướu.
  • Chỉ định lấy cao răng trước khi tẩy trắng răng, trám răng, nhổ răng,…
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước xạ trị hoặc phẫu thuật.

Biết được hậu quả của việc không lấy cao răng là gì chắc hẳn bạn sẽ ý thức được và chủ động thực hiện việc làm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên lấy cao răng, cụ thể là những trường hợp sau được khuyến cáo là không nên đi lấy cao răng:

  • Đang bị viêm nướu hoặc viêm nha chu.
  • Không thể há miệng được hoặc bị đau nhiều nếu há miệng lớn, miệng há quá nhỏ.
  • Có thói quen thở miệng, không thể thở bằng mũi được.
  • Bị bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không dùng mũi để thở được.
  • Bị viêm tủy cấp không thể chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu dùng để lấy cao.
  • Biến chứng nha chu do đái tháo đường.
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt hoặc bệnh sốt xuất huyết.
  • Bị rối loạn đông máu.
  • Có bệnh lý thần kinh cơ nhưng không có khả năng kiểm soát hoặc không thể tự chủ được như: co giật cơ, động kinh,…

Những lưu ý khi lấy cao răng

Để lấy cao răng, nha sĩ sẽ dùng một loại máy bằng kim loại cầm tay có đầu trông giống như móc câu để cạo và loại bỏ sạch sẽ cao răng. Những người có quá nhiều cao răng dẫn đến bệnh nướu răng, nếu cần thiết, nha sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy cao răng và bào chân răng để làm sạch sâu.

Bệnh nhân nữ đang nằm và đợi bác sĩ khám răng
Nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để lấy cao răng

Như vậy, lấy cao răng sẽ giúp làm sạch mảng bám cứng ở bề mặt nướu, đem lại những lợi ích thiết thực cho vùng khoang miệng. Tuy nhiên, việc làm này không nên lạm dụng mà chỉ nên duy trì 3 – 6 tháng/lần. Nếu lấy cao răng quá nhiều lần rất dễ làm tổn thương răng.

Ngoài ra, với một số trường hợp, tùy theo thực tế sức khỏe răng miệng cũng như mức độ hình thành cao răng mà bác sĩ sẽ chỉ định về khoảng thời gian nên lấy cao răng:

  • Với những người có sức khỏe răng miệng tốt, men răng sáng bóng, cao răng ít thì chỉ nên lấy 6 tháng/lần.
  • Với những người dễ bị tích tụ mảng bám ở răng, có men răng sần sùi, hay uống cà phê hoặc trà, hay hút thuốc lá thì tốt nhất 3 – 4 tháng nên lấy cao răng một lần.

Sau khi lấy cao răng cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách vì lúc ấy men và mô nướu răng rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ thành mảng bám. Để tránh điều này, hãy:

  • Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hay quá nóng vì dễ làm tổn hại men răng, dễ gây ê buốt răng.
  • Không dùng đồ uống có cồn, thực phẩm có màu sậm và nhiều axit, không hút thuốc lá.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó chú trọng bổ sung hoa quả tươi và rau củ; không nên ăn đồ ăn quá dẻo hay mềm vì nó dễ bám vào răng từ đó hình thành mảng cao răng.
  • Tối thiểu mỗi ngày đánh răng 2 lần.
  • Thực hiện thao tác đánh răng đúng, không dùng bàn chải lông cứng, cần đặt bàn chải theo chiều xoay tròn hoặc dọc và không chải răng theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng.
  • Sau mỗi bữa ăn hãy dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ mảng bám còn sót lại.
  • Lấy cao răng định kỳ hoặc đúng lịch hẹn của bác sĩ nha khoa.

Sau những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm cao răng là gì và những ảnh hưởng của cao răng gây ra. Thường xuyên thực hiện lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.

Nguồn: medlatec.vn/tin-tuc/cao-rang-la-gi-va-nhung-dieu-nen-biet-ve-lay-cao-rang-s99-n28068

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ngay:

Scroll to Top