Bên cạnh tác dụng che nắng, việc lắp rèm tổ ong trên cửa sổ còn kiến tạo một không gian sống mỹ miều. Thời điểm giữa trưa, khi nắng rọi vào rèm sẽ làm rèm ửng sáng trông rất đẹp mắt. Hơi nóng do nắng gây ra trên lớp kính cửa sổ đều bị tấm rèm tổ ong ngăn lại, không cho thoát nhiệt vào phòng. Vì vậy, việc sắm một chiếc rèm tổ ong không chỉ đem lại lợi ích sức khỏe, mà còn làm đẹp ngôi nhà của bạn.
Nếu cũng có ý tưởng trang trí cửa sổ như trên, mời bạn cùng Quang Minh điểm qua 5 mẫu rèm tổ ong sau đây.
Mục lục
1. Rèm tổ ong là rèm gì?
Sở dĩ có tên gọi rèm tổ ong là vì chiếc rèm được cấu tạo từ những ống giấy rỗng hình lục giác. Chúng liên kết với nhau tạo thành mảnh rèm lớn trông như mặt cắt ngang của một chiếc tổ ong.
Bên trong ống giấy được tráng thêm một lớp bạc có tác dụng chống UV, chống thấm, làm tăng độ bền của rèm. Bên ngoài mặt giấy được phủ thêm lớp vải polyester mịn, chắc và không thấm nước.
Rèm tổ ong ra đời nhằm mục đích che nắng, cản tầm nhìn để tạo ra không gian riêng tư. Kèm theo cấu trúc đặc biệt của ống giấy có tác dụng làm giảm sự truyền âm, giúp ngăn tiếng ồn hiệu quả.
Dáng dấp bắt mắt của rèm tổ ong giúp nó trở thành một điểm sáng trong không gian nhà ở hoài cổ và hiện đại. Vậy nên, nó thường được lắp ở cửa sổ, đóng thành vách ngăn để thăng hạng thẩm mỹ cho căn phòng.
2. Đặc điểm của rèm tổ ong trên cửa sổ
Kích thước của rèm tổ ong rất đa dạng nên nó thường được dùng để lắp cho nhiều loại cửa, chẳng hạn như cửa chính, cửa sổ, cửa đi, cửa logia. Thậm chí các ô cửa thông gió cũng có thể lắp rèm tổ ong vào.
Trong thời buổi hiện nay, không gian mở đang là xu hướng sống được nhiều người yêu thích. Vì khi mở toang những cánh cửa trong nhà, bạn sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, dễ chịu. Không gian mở thường được thiết kế dưới dạng cửa nhiều cánh, nó sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trông hiện đại hơn.
Việc lắp rèm tổ ong trên cửa sổ nhiều cánh cũng hết sức dễ dàng vì nó được thiết kế phù hợp theo từng loại cửa. Bảng số liệu sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn mẫu rèm tổ ong tương xứng với chiếc cửa của mình.
BẢNG KÍCH THƯỚC MẪU RÈM TỔ ONG | |||
PHÂN LOẠI RÈM | KÍCH THƯỚC (MM) | LỚN NHẤT | NHỎ NHẤT |
Rèm 1 cánh | Rộng | 2500 | 200 |
Cao | 2960 | 350 | |
Rèm 2 cánh | Rộng | 5000 | 400 |
Cao | 2960 | 350 | |
Rèm 3 cánh | Rộng | 7500 | 600 |
Cao | 2960 | 350 |
3. Các mẫu rèm tổ ong trên cửa sổ
Các nhà sản xuất đã cho ra nhiều mẫu rèm tổ ong khác nhau về màu sắc. Tùy theo mắt nhìn thẩm mỹ cá nhân, bạn có thể chọn bất kỳ mẫu rèm nào để phù hợp với lối kiến trúc của ngôi nhà. Một số hình ảnh thi công rèm của Quang Minh tại nhà khách sau đây sẽ giúp bạn mường tượng rõ hơn chiếc rèm tổ ong lắp trên cửa sổ có hình dáng như thế nào.
3.1. Rèm tổ ong màu nâu, khung nhôm vân gỗ
Chú Mười ở Đồng Nai là khách hàng thân thiết với Quang Minh. Trong đợt xây cất nhà dịp cuối năm lần này, chú đã cho lắp thêm 7 chiếc rèm tổ ong tại các vị trí cửa sổ trong nhà.
Nhà của chú được xây dựng hoàn toàn từ cây gỗ quý rất sang trọng và hoài cổ. Do vậy, những chiếc rèm tổ ong được lắp lên cũng phải thật hợp tông. Quang Minh đã gợi ý cho chú mẫu rèm tổ ong màu nâu có khung nhôm vân gỗ để thấy được sự đồng điệu và quý phái của căn nhà.
3.2. Rèm tổ ong trên cửa sổ màu ghi xám, khung nhôm vân gỗ
Ở phòng ngủ, chú Mười chọn tấm rèm tổ ong màu ghi xám để căn phòng trông tươi sáng và bật tông hơn. Khung nhôm của chiếc rèm vẫn là màu vân gỗ sang trọng. Phía trên cửa sổ có thêm hai ô cửa thông gió, nó cũng được lắp rèm tổ ong hệ 1 cánh cùng màu với rèm ở cửa sổ.
3.3. Rèm tổ ong trên cửa sổ 2 cánh màu xanh đen, khung nhôm trắng sứ
Đây là mẫu rèm tổ ong lắp trên cửa sổ hai cánh tại nhà chị Nguyệt ở Thủ Đức. Nhà của chị được thiết kế theo hơi hướng hiện đại với màu xám nhạt là tông nền chủ đạo. Chiếc rèm màu xanh đen này đã giúp những món nội thất bên trong căn phòng trở nên nổi bật hơn.
Khung nhôm trắng sứ đồng bộ với màu nền giúp kiến trúc căn nhà càng thêm hợp lý.
3.4. Rèm tổ ong trên cửa sổ 2 cánh màu xám, khung nhôm xanh đen
Chú Khiết ở Bình Dương rất thích không gian sống rộng rãi nên cửa sổ được thiết kế theo mẫu 2 cánh lớn. Chú chuộng phong cách hiện đại nhưng lịch lãm, nên Quang Minh đã gợi ý chú lắp mẫu rèm tổ ong màu xám trên nền khung nhôm xanh đen làm điểm nhấn.
Sau khi lắp xong, căn phòng của chú đã tăng thêm vài điểm sang trọng, phù hợp với chuẩn quý ông mà chú mong muốn. Có thể bạn chưa biết, màu xám còn giúp người nhìn gia tăng độ tập trung, xóa bỏ cảm giác tiêu cực để thư giãn tốt hơn sau một ngày dài.
3.5. Rèm tổ ong trên cửa sổ 2 cánh màu nâu, khung nhôm ghi xám
Nếu bạn muốn chiếc rèm tổ ong của mình thật nổi bật trên cửa sổ, bạn có thể phối màu như chị Vân ở Quận 7. Nhà của chị Vân được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại với tông chủ đạo là màu trắng vừa sạch vừa sáng không gian.
Điểm nhấn lúc này không gì khác ngoài tấm rèm tổ ong vừa được lắp xong. Rèm màu nâu, xung quanh rèm là khung nhôm màu ghi xám. Toàn bộ chiếc rèm như được “bật sáng” giữa không trung tạo nên sức hút đặc biệt.
Xem thêm:
Dùng rèm tổ ong ngăn phòng có được không? Ưu và nhược điểm
So sánh rèm tổ ong với rèm visor – Loại nào chống nắng tốt hơn?
4. Những lưu ý khi lắp rèm tổ ong trên cửa sổ
Để tận dụng hết công năng của rèm tổ ong, bạn cần xác định rõ một số yếu tố trước khi lắp rèm lên cửa sổ. Sau khi lắp rèm xong, bạn cũng cần lưu ý vài điều để bảo vệ tuổi thọ của chiếc rèm. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì việc sử dụng và bảo quản rèm tổ ong rất dễ dàng. Hãy tiếp tục tham khảo thông tin sau đây để rõ hơn.
4.1. Trước khi lắp rèm tổ ong
Nếu bạn là người trực tiếp lắp rèm, trước tiên cần xác định kỹ vị trí cửa sổ mà bạn muốn lắp, tránh việc lắp xong lại tháo dỡ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rèm cũng như thẩm mỹ của vách cửa.
Tiếp đến, bạn cần đo đạc kỹ kích thước của cửa sổ để khi lắp rèm lên không bị sai sót. Trường hợp bị thiếu hoặc thừa một góc rèm sẽ gây ảnh hưởng mỹ quan, làm xấu cấu trúc tổng thể của căn nhà.
Tham khảo kỹ video hướng dẫn, hoặc nghe kỹ hướng dẫn lắp đặt từ người bán để quá trình lắp rèm lên cửa nhanh chóng, không bị thừa hay thiếu một chi tiết nào. Dù việc lắp cửa rất đơn giản nhưng bạn cũng phải cẩn trọng, thực hiện một cách nhẹ nhàng sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng tấm rèm.
Lắp rèm tổ ong trên cửa sổ phải lưu ý đến sự an toàn, nhất là những khung cửa sổ ở vị trí cao của tầng 2, tầng 3 trở lên.
Nếu bạn quá bận rộn hoặc không biết cách tự lắp rèm tổ ong tại nhà, hãy để mọi chuyện đơn giản hơn bằng cách liên hệ với nơi bán rèm để nhân viên kỹ thuật bên họ đến tận nhà giúp bạn lắp đặt.
4.2. Bảo quản sau khi lắp rèm tổ ong trên cửa sổ
Bảo quản rèm tổ ong trên cửa sổ tương đối khó hơn so với rèm ở những vị trí khác. Do cửa sổ là nơi thông gió trực tiếp, thường xuyên có bụi bẩn và nước đọng do mưa. Thông thường, bạn có thể sử dụng rèm tổ ong trong khoảng 10 năm nếu đó là một tấm rèm chất lượng. Loại rèm này có khả năng chống thấm, ít bám bụi và có bề mặt cứng cáp, khó bị ăn mòn.
Nhưng nếu chỉ dùng mà không bảo quản, tuổi thọ của tấm rèm sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Muốn tăng độ bền của nó, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Đóng kín cửa sổ khi mưa xuống, cố gắng hạn chế tình trạng nước mưa tạt vào rèm.
- Không treo hay móc bất kỳ đồ vật vào trên dây gioăng của tấm rèm.
- Không để trẻ nhỏ nghịch phá rèm.
- Giữ thú cưng cách xa rèm, không để chúng leo trèo trên cửa sổ.
- Thường xuyên hút bụi, lau sạch cả hai mặt rèm để tấm rèm luôn mới, luôn đẹp.
- Kéo, đẩy rèm nhẹ tay. Nếu rèm bị kẹt, nên tìm hiểu nguyên nhân và sửa nhẹ nhàng, tránh cố dùng sức kéo mạnh sẽ dễ làm hỏng rèm.
Rèm tổ ong trên cửa sổ vừa giúp bạn che nắng, vừa tạo điểm nhấn cực sang trọng cho căn nhà. Bạn có thể dựa vào sở thích hoặc xem phong thủy để chọn màu rèm phù hợp. Nếu bạn cần thêm sự tư vấn, hãy liên hệ ngay cho Quang Minh để chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh hơn.
Rèm tổ ong trên cửa sổ: https://cualuoiquangminh.vn/cac-mau-rem-to-ong-tren-cua-so-hien-nay/