Nếu chẳng may bạn bị ong đốt, chi chít vết ong đốt trên da gây đau đớn? Đâu là cách sơ cứu nhanh chóng? Bạn cũng không biết bị ong đốt có nguy hiểm không. Một số trường hợp ong độc chích, cần được cấp cứu gấp. Các trường hợp khác không phải ong độc chích, bạn có thể tự vệ sinh và sơ cứu ở nhà trước để hạn chế đau nhức, lây lan. Cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề Ong đốt có nguy hiểm không? Bị ong đốt bôi gì? và cách phòng tránh qua bài viết sau.
Mục lục
Ong đốt có gây ra nguy hiểm?
Bị ong đốt có thể khiến da bạn bị sưng vài ngày đến vài tuần. Một số người bị dị ứng với nọc của ong, trường hợp nhẹ gây ra các phản ứng như mẩn đỏ và sưng tấy. Nếu phản ứng nặng hơn, người bị dị ứng có thể gặp các triệu chứng như:
- Mẩn đỏ
- Da nhợt nhạt
- Ngứa dữ dội
- Sưng lưỡi và cổ họng
- Khó thở
- Mạch đập nhanh
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Mất ý thức
Các loại ong thông thường không gây nguy hiểm cho nạn nhân. Song khi bị các loài ong bắp cày, ong vò vẽ và một số loài ong vùng rừng núi đốt, bạn có thể bị đau rát, tím tái, trụy tim thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng nào như trên khi bị ong đốt, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất hoặc nhờ đến sự trợ giúp của người thân.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị ong đốt
Bị ong đốt nên làm gì? Ngay sau khi bị ong đốt, bạn hãy nhanh chóng thực hiện 2 bước sơ cứu cơ bản sau đây:
Bước 1: Lấy vòi ong (nếu có) ra khỏi da
Bạn có thể dùng nhíp, mép của chiếc thẻ ngân hàng hoặc móng tay để gắp ngòi ong ra. Lưu ý, trong lúc lấy ngòi ong, bạn không nên bóp chỗ có ngòi vì như thế sẽ khiến ngòi tiết thêm độc tố, lan rộng ra khiến tình trạng bị ong đốt nghiêm trọng hơn.
Bước 2: Rửa sạch vùng da vừa bị ong đốt
Rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước. Chườm lạnh chỗ bị đốt là cách hiệu quả nhất để giảm hấp thụ nọc độc và giảm sưng.
Bị ong đốt bôi gì để khắc phục ngay tại nhà?
Bôi kem đánh răng làm dịu vết đốt
Bị ong đốt nên bôi gì? Kem đánh răng có tính kiềm, giúp vô hiệu hóa tính axit có trong nọc độc của ong. Tuy nhiên, nó có thể không có tác dụng với ong bắp cày do nọc của chúng có tính kiềm.
Bạn chỉ cần chấm một chút kem đánh răng vào vết đốt. Đây thực sự là cách xử lý khi bị ong đốt tiết kiệm và dễ dàng để thử.
Bôi mật ong rừng khi bị ong đốt
Mật ong có thể giúp chữa lành vết thương, giảm đau và ngứa. Bạn hãy thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị ong đốt. Sau đó dùng băng cuộn quấn lỏng vết thương và giữ nguyên trong tối đa là một giờ.
Bôi gì khi bị ong đốt: Baking soda
Hỗn hợp làm từ baking soda và nước có thể giúp trung hòa nọc độc của ong để giảm đau, ngứa và sưng tấy. Bạn hãy bôi lớp hỗn hợp baking soda dày lên vùng da bị ảnh hưởng sau đó quấn lại bằng băng. Bạn có thể để như vậy trong vòng 15 phút và bôi lại nếu cần.
Giấm táo được bôi khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt nên bôi gì? Giấm táo có khả năng trung hòa nọc độc của ong. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước vào trong chậu rồi ngâm vết đốt trong 15 phút. Hoặc bạn có thể nhúng băng vào nước giấm rồi đắp lên vết đốt.
Ong đốt nên bôi các loại thảo mộc hoặc dầu
Các loại thảo mộc này có đặc tính chữa lành vết thương và có thể giúp làm giảm các triệu chứng của ong đốt:
- Nha đam có tác dụng làm dịu da và giảm đau. Nếu nhà có cây nha đam, hãy cắt một lá và ép lấy gel rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Tinh dầu hoa oải hương có khả năng chống viêm và có thể giúp giảm sưng. Bạn nên thử pha loãng với 1 loại dầu nền (như dầu dừa hoặc dầu ô liu) rồi chấm một vài giọt hỗn hợp lên vết đốt.
- Dầu cây tràm trà là chất khử trùng tự nhiên và có thể làm dịu cơn đau do ong đốt. Hãy trộn với dầu nền và nhỏ một giọt lên vết đốt.
Hướng dẫn phòng tránh để không bị ong đốt
Nếu bạn có những chuyến đi dã ngoại hay vào trong rừng thì bạn nên lưu ý những điều sau:
- Mặc quần áo sáng màu (mịn càng tốt)
- Tránh dùng nước hoa, dầu gội, sữa tắm… có mùi hương. Lưu ý không mang theo chuối hoặc đồ dùng có mùi chuối.
- Lựa chọn trang phụ che chắn tay chân, thân mình
- Tránh đến gần cây đang ra hoa
- Giữ bình tĩnh nếu thấy ong bay xung quanh. Đụng vào ong sẽ khiến nó đốt bạn.
- Nếu bị ong tấn công, hãy chạy vào trong nhà hoặc khu vực có bóng râm
Với những kiến thức bên trên, hy vọng giúp ích được cho bạn khi bạn hoặc người thân bị ong đốt. Hãy nhanh chóng xác định mức độ nguy hiểm của loại ong và vết đốt để có thể xử lý kịp thời. Với những trường hợp nặng, cần đưa người bị ong đốt đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu.
Nguồn: hellobacsi.com/thoi-quen-lanh-manh/so-cuu-va-phong-ngua/ong-dot-boi-gi/